Thứ Hai, 5 tháng 11, 2018

Chứng nhận Vietgap Ms My - 0903.509.161

I. THÔNG TIN CHUNG
VietGAP (gọi tắt của Vietnamese Good Agricultural Practices) - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.


VietGAP trồng trọt dựa trên cơ sở :ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm trồng trọt Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững.
VietGAP chủ yếu tập trung vào việc quản lý đầu vào như: phân bón, đất, thuốc trừ sâu…để sản phẩm trồng trọt an toàn.
Vietcert - đánh giá VietGAP cam sành Hàm Yên, Tuyên Quang

 II. Điểm khác trong chứng nhận VietGAP ở tiêu chuẩn mới TCVN 11892-1:2017
  VietGAP được chứng nhận với tiêu chuẩn mới theo TCVN 11892-1:2017 phần 1 trồng trọt theo Quyết định số 2802/QĐ-BKHCN ngày 17/10/2017 của Bộ Khoa học và công nghệ. Quy trình VietGAP cũ phần trồng trọt theo phụ lục IX B thông tư 48/2012/TT-BNNPTNT ban hành ngày 26/09/2012 và theo Quyết định số 379 /QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn).
        Quyết định 2998/2010/QĐ-BNNPTNT ngày 09 tháng 11 năm 2010 của bộ nông nghiệp phát triển nông thôn (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho lúa an toàn). Quyết định 1121/2008/QĐ-BNN-KHCN ngày 14 tháng 04 năm 2008 của bộ nông nghiệp phát triển nông thôn (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho chè búp an toàn). Quyết định 2999/QĐ-BNN-TT ngày 09 tháng 11 năm 2010 của bộ nông nghiệp phát triển nông thôn (quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho cà phê)

Image result for Vietgap trồng trọt vietCert

* Giống nhau:

      Về Tổng thể Quy trình VietGAP cũ và Tiêu chuẩn VietGAP mới áp dụng cho vùng sản xuất và sơ chế giống nhau dựa trên 4 yêu cầu chính
1: An Toàn Thực Phẩm
2: An Toàn Môi Trường
3: An Toàn Cho Người Lao Động
4: Truy xuất được nguồn gốc
       Quản lý trong quá trình sản xuất bao gồm: Giống và gốc ghép, đất và giá thể, nước tưới, phân bón và chất phụ gia, hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật, ghi chép hồ sơ sản xuất, quản lý chất thải, bảo vệ người lao động, kiểm tra nội bộ, giải quyết khiếu nại
* Khác nhau
– Tiêu chuẩn VietGAP mới các mục tiêu chí rõ ràng hơn so với Quy trình VietGAP cũ như:
+ Bảo quản thuốc BVTV yêu cầu tiêu chuẩn mới có dụng cụ chứa hoặc kho thuốc BVTV, có dụng cụ trống chảy tràn.
+  Phải có sơ đồ khu vực sản xuất; nơi chứa phân bón, thuốc BVTV, trang thiết bị, máy móc, dụng cụ phục vụ sản xuất, sơ chế; nơi sơ chế, bảo quản sản phẩm (nếu có) và khu vực xung quanh.
+ Lấy mẫu phân tích sản phẩm dựa trên đánh giá mối nguy ảnh hưởng tới sản xuất
+ Trong đánh giá nội bộ nếu có điểm không phù hợp phải khắc phục trước khi bán sản phẩm cho khách hàng
+ Khu vực sản xuất VietGAP trồng trọt của cơ sở có nhiều địa điểm phải có tên hoặc mã số cho từng địa điểm
+ Cần có danh mục các thuốc BVTV được phép sử dụng trên cây trồng dự kiến sản xuất, trong đó bao gồm tên thương mại, hoạt chất, đối tượng cây trồng và dịch hại
+ Đối với rau mầm không được dùng phân bón và TBVTV
+ Đối với sản xuất chè phải loại hết cỏ dại chứa độc tố Pyrrolizidine alkaloids
– Tiêu chuẩn VietGAP mới yều cầu xây dựng tài liệu cụ thể hơn so với quy trình VietGAP cũ như quy định kiểm soát tài liệu và hồ sơ, quy trình sản xuất cho từng cây trồng, quy định đánh giá nội bộ, quy đinh xử lý sản phẩm không phù hợp, quy định khiếu nại…
– Phân tích các mối nguy ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và sơ chế và có kế hoạch kiểm soát các mối nguy
Tiêu chuẩn VietGAP mới dễ áp dụng hơn so với quy trình VietGAP Cũ và theo tiêu chuẩn này chứng nhận có thời hạn 3 năm, mỗi năm giám sát 1 lần. 
Trân trọng cảm ơn!
Xin chân thành cảm ơn!

Mọi chi tiết xin liên hệ

Ms My-0903509161

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét