VIETGAP
TRỒNG TRỌT - TCVN 1892-1:2017
1.
VIETGAP LÀ GÌ ?
VietGAP
(Vietnamese Good Agricultural Practices – Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt
tại Việt Nam) là giấy chứng nhận quy trình sản xuất thực phẩm sạch do Cục Trồng trọt biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ
Khoa học và Công nghệ công bố. VietGAP
là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu
hoạch, xử lý sau thu hoạch sản phẩm của mình.
Tiêu chuẩn VietGAP mới theo TCVN 11892-1:2017 phần 1 trồng
trọt theo Quyết định số 2802/QĐ-BKHCN ngày 17/10/2017 của Bộ Khoa học và công
nghệ.
2.
Phân loại VietGAP:
VietGAP
được chia thành 3 nhóm:
VietGAP
trồng trọt: rau quả tươi, chè búp tươi, lúa, cà phê,…
VietGAHP
chăn nuôi: Bò sữa, bò thịt, dê, lợn, gà, ngan, vịt, ong,…
VietGAP
thủy sản: Cá tra, cá rô phi, tôm sú, tôm chân trắng,…
3.
Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn VietGAP trồng trọt
- Tiêu chuẩn VietGAP theo TCVN 11892-1:2017 có
thể áp dụng được cho các hoạt động: canh tác, trồng trọt các nông sản có nguồn
gốc thực vật bao gồm:
· Trái cây
· Ngũ cốc (lúa, ngô, sắn, đậu tượng, khoai,…)
· Cà phê, hạt tiêu, kakao, hạt điều,…
3. Các yêu cầu chính trong tiêu
chuẩn VietGAP trồng trọt:
Tiêu chuẩn VietGAP chú trọng vào những yêu cầu
về đảm bảo An toàn thực phẩm và An toàn cho người tiêu dùng. Cụ thể như sau:
· An toàn cho Thực phẩm
· An toàn cho Môi trường xung quanh
· An toàn Lao động cho người sản xuất
· An tâm truy xuất nguồn gốc thực phẩm
Cụ thể là việc quy định
rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như:
ü Đánh giá và lựa chọn
vùng sản xuất
ü Quản lý Giống và gốc ghép
ü Quản lý đất và giá thể
ü Quản lý Phân bón và chất
phụ gia
ü Quản lý Nước tưới cho
cây trồng
ü Quản lý Hóa chất (gồm
phân vô cơ và thuốc BVTV)
ü Quản lý Thu hoạch và xử
lý sau thu hoạch
ü Quản lý và xử lý chất
thải
ü Quản lý An toàn lao động
ü Ghi chép, lưu trữ hồ sơ,
truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
ü Kiểm tra nội bộ
ü Khiếu nại và giải quyết
khiếu nại
4. Quy tắc để được cấp giấy chứngnhận VietGAP
Trong hoạt động canh tác nông nghiệp theo TCVN 11892-1:2017 các
trang trại và nông dân cần nắm rõ những quy tắc sau:
ü Đúng loại: Thuốc, phân bón, vật tư sử dụng trong canh
tác phải trong danh sách được phép lưu hành và sử dụng. Không được phép dùng
thuốc, phân bón bị cấm sử dụng.
ü Đúng liều lượng: Thuốc, phân bón
phải được áp dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc kỹ sư
nông nghiệp
ü Đúng lúc: Sử dụng thuốc, phân
bóng đúng tiến độ sinh trưởng của cây trồng
ü Đúng thời gian cách ly: Thời điểm thu
hoạch phải đảm bảo thời gian cách ly không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Điều
này để đảm bảo sẽ không còn thuốc trên sản phẩm trước khi thu hoạch.
5. Lợi ích khi áp dụng
VietGAP
ü Đối với xã hội: đây
chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm thủy sản, trồng
trọt, chăn nuôi của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được các rào
cản kỹ thuật, không vi phạm các quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng
VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y
tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm nghĩa là đã nâng
cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã
hội
ü Đối với nhà sản xuất:
giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan
đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu
làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn
định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ
mang lại lòng tin cho nhà phân phối, người tiêu dùng và cơ quan quản lý. Chứng
chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường
tiêu thụ ổn định
ü Đối với doanh nghiệp chế
biến, xuất khẩu: nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng
đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh
thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, các doanh nghiệp có thể giảm
bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu thủy sản đầu vào. Giảm nguy cơ
sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu
cầu về dư lượng hóa chất.
ü Đối với người tiêu dùng:
người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh
thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại.
Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được
đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ những người tiêu
dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị
trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP, đây cũng là
động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất
và cung ứng các sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội
6. Quy trình thực hiện cấp chứng
nhận tiêu chuẩn VietGAP
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Bước 2: Ký hợp đồng chứng nhận
Bước 3: Xếp lịch, thành lập đoàn đánh giá và lên
kế hoạch đánh giá
Bước 4: Sắp xếp lịch đào tạo nhận thức và tiến
hành đánh giá chính thức
Bước 5: Lấy mẫu thử nghiệm
Bước 6: Kiểm tra kết quả thử nghiệm và hồ sơ
đánh giá
Bước 7: Cấp giấy chứng nhận VietGAP
Bước 8: Giám sát định kỳ
Bước 9: Tái cấp chứng nhận
Chứng nhận VietGAP đóng một vai trò rất quan
trọng đối với hoạt động buôn bán trong nước và xuất khẩu của các ngành trồng
trọt, chăn nuôi, thủy sản. Chính vì thế việc tìm hiểu và xin cấp loại giấy
chứng nhận này là rất cần thiết cho các cơ sở sản xuất hoạt động trong các lĩnh
vực trên. Vietcert là đơn vị triển khai tư vấn và chứng nhận
VietGAP cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Với các chuyên gia kinh nghiệm và sự
tận tâm. Rất nhiều Doanh nghiệp Việt đã đạt được chứng nhận VietGAP; đưa sản
phẩm ra thị trường. Để nhận được tư vấn từ chúng tôi, Quý khách hàng vui lòng
liên hệ Vietcert theo thông tin:
Holine 0905527089
Web: www.vietcert.org
Fanpage: VietCert Centre