Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018


CÔNG BỐ CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH -0905527089
--------------------------------------

Việc Công bố chứng nhận hợp quy gạch là hoàn toàn bắt buộc theo theo QCVN 16:2017/BXD của Bộ Xây Dựng. Cụ thể ở bài viết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu thủ tục, quy trình thực hiện như sau:
Việc Công bố chứng nhận hợp quy gạch áp dụng cho những loại gạch nào:
Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam bắt buộc phải công bố hợp quy
Những sản phẩm gạch, đá dạng tấm có nguồn gốc nhân tạo hay tự nhiên, có thể hoàn thiện hoặc chưa hoàn thiện cạnh/bề mặt, dùng để ốp hoặc lát cho công trình xây dựng.
Ngoại trừ những sản phẩm gạch, đá ốp lát nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu, hàng triển lãm hội chợ có số lượng mỗi loại sản phẩm không lớn hơn 20 m2 với đá ốp lát, 10 m2 với gạch ốp lát; hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá quá cảnh thì không nằm trong quy định trên.
Cụ thể các loại gạch nằm trong quy định  Công bố chứng nhận hợp quy sản phẩm vật liệu xây dựng:
Gạch gốm ốp lát ép bán khô
Gạch gốm ốp lát đùn dẻo
Gạch gốm ốp lát – Gạch ngoại thất Mosaic
Gạch terrazzo Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ
Đá ốp lát tự nhiên
Gạch xây
Bê tông nhẹ – Bê tông bọt, khí không chưng áp
Gạch đặc đất sét nung là sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu khoáng sét (có thể pha phụ gia) bằng phương pháp nén dẻo và được nung ở nhiệt độ thích hợp.
Gạch rỗng đất sét nung là sản phẩm được sản xuất từ đất sét (có thể pha phụ gia) bằng phương pháp đùn dẻo và được nung ở nhiệt độ thích hợp.
. Gạch bê tông là sản phẩm được sản xuất từ hỗn hợp bê tông cứng, bao gồm xi măng, cốt liệu, nước, có hoặc không có phụ gia khoáng và phụ gia hóa học
Bê tông nhẹ – Gạch bê tông khí chưng áp là sản phẩm bê tông khí đóng rắn trong điều kiện chưng áp (gọi tắt là gạch AAC), được chế tạo từ hỗn hợp vật liệu cát thạch anh, vôi, thạch cao nghiền mịn, xi măng, nước và chất tạo khí.
Khâu chuẩn bị hồ sơ, đơn vị bạn cũng cần có tương tự như các Hồ sơ công bố chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng tương tự khác. Việc chứng nhận hợp quy, bạn thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm theo số lượng được quy định đối với từng sản phẩm trong QCVN 16:2017/BXD, chọn Phương thức đánh giá hợp quy vật liệu xây dựng nếu nhập khẩu thì chọn phương thức 7, sản xuất trong nước thì chọn phương thức 5.
Sau đó hoàn thiện hồ sơ, thực hiện chứng nhận tại Tổ chức chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng được chỉ định của Bộ xây dựng để được cấp giấy chứng nhận.
Tiến hành bổ sung giấy chứng nhận hợp quy gạch vào bộ hồ sơ công bố. Sau đó công bố tại Sở Xây Dựng địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
Việc các hồ sơ, biểu mẫu, quy trình thực hiện trên được quy định tại các quy định thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng
Trên đây là những thông tin về thủ tục công bố chứng nhận hợp quy gạch mà chúng tôi đã tổng hợp lại một cách đầy đủ và đơn giản nhất cho mọi người tham khảo hy vọng sẽ giúp đơn vị bạn dễ dàng hơn phần nào trong việc thực hiện.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY  VIETCERT
Hotline: Mr.Linh-0905527089
Văn phòng tại Tp. Hà Nội- Địa chỉ: Tầng 12, Block B, BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh - Địa chỉ: Phòng 7, Tầng 10, Block A – The Hyco4 Tower Building - 205 Nguyễn Xí, P.26, Bình Thạnh, Tp. HCM
- Văn phòng tại Tp. Đà Nẵng - Địa chỉ: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng Cần Thơ: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

- Văn phòng tại Hải Phòng: Số 03, Đường Phan Đình Phùng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng – Tp. Hải Phòng

















 



VIETCERT LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI ÁP DỤNG HACCP LÀ GÌ? 0905527089


VIETCERT LỢI ÍCH CỦA DOANH NGHIỆP KHI ÁP DỤNG HACCP LÀ GÌ?
0905527089


HACCP là một hệ thống giúp kiểm soát một cách có hệ thống các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm. HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu. Đây là các nguyên tắc và phương pháp phân tích các mối nguy đối với an toàn thực phẩm do Ủy ban CODEX (tổ chức do FAO và WHO thành lập) phát triển. Trên nền tảng của các nguyên tắc này, các nước và khu vực đã phát triển các tiêu chuẩn HACCP phù hợp với yêu cầu quản lý của mình. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP được ban hành là TCVN 5603:1998 (tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 1 - 1969 của CODEX). Trong khu vực Châu Á còn có tiêu chuẩn HACCP Code:2003 của Australia.

Doanh nghiệp khi áp dụng hệ thống HACCP sẽ đạt được những lợi ích sau:
-       Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm của mình, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, nhất là đối với thực phẩm xuất khẩu. Đồng thời tạo lòng tin với người tiêu dùng và bạn hàng
-       Được phép in trên nhãn sản phẩm sự phù hợp với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm HACCP
-       Có điều kiện thuận lợi khi đàm phán ký kết hợp đồng thương mại trong nước cũng như xuất khẩu
-       Là cơ sở được hưởng chính sách ưu tiên đầu tư, đào tạo của nhà nước cũng như các đối tác nước ngoài

HACCP mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp:
-       Tăng khả năng cạnh tranh và tiếp thị, giảm chi phí do giảm sản phẩm hỏng và phải thu hồi, cải tiến quá trình sản xuất và điều kiện môi trường
-       Cải tiến năng lực quản lý đảm bảo an toàn thực phẩm
-       Tăng cơ hội kinh doanh và xuất nhập khẩu thực phẩm
HACCP mang lại lợi ích cho nhà nước:
-       Cải thiện sức khỏe cộng đồng
-       Nâng cao hiệu quả và kiểm soát thực phẩm
-       Giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng
-       Tạo điều kiện cho phát triển thương mại
-       Tạo lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm
HACCP mang lại lợi ích cho người tiêu dùng:
-       Giảm nguy cơ các bệnh truyền qua thực phẩm, nâng cao nhận thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
-       Tăng sự tin cậy vào việc cung cấp thực phẩm
-       Cải thiện cuộc sống trong lĩnh vực sức khỏe và kinh tế-xã hội
Trên đây là những lợi ích không thể phủ nhận khi doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý HACCP

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY  VIETCERT
Hotline: Mr.Linh-0905527089
Văn phòng tại Tp. Hà Nội- Địa chỉ: Tầng 12, Block B, BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh - Địa chỉ: Phòng 7, Tầng 10, Block A – The Hyco4 Tower Building - 205 Nguyễn Xí, P.26, Bình Thạnh, Tp. HCM
- Văn phòng tại Tp. Đà Nẵng - Địa chỉ: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng Cần Thơ: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

- Văn phòng tại Hải Phòng: Số 03, Đường Phan Đình Phùng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng – Tp. Hải Phòng





CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI


CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI - 0905527089


thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012 của Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn ban hành bắt buộc chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi theo đúng quy chuẩn của nước ta. Để hiểu hơn về vấn đề này, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin cơ bản về thủ tục thực hiện như sau

QCVN 01-11:2009/BNNPTNT đối với thức ăn chăn nuôi cho vịt
QCVN 01-12:2009/BNNPTNT đối với thức ăn chăn nuôi cho lợn
QCVN 01-13:2009/BNNPTNT đối với thức ăn chăn nuôi cho bê và bò
QCVN 01-77:2011/BNNPTNT đối với các cơ sở thức ăn chăn nuôi thương mại
QCVN 01-78:2011BNNPTNT đối với nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
THỦ TỤC CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI:
HỒ SƠ CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI:
Giấy phép đăng ký kinh doanh có ngành nghề phù hợp đã sao y, công chứng.
Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng.
Mẫu nhãn sản phẩm ( có ghi thông tin sản phẩm)
Mẫu sản phẩm để phục vụ việc công bố.
Chứng nhận iso 9001 hoặc tương đương
Bản sao công chứng Giấy chứng nhận Cơ sở đủ điều kiện VSATTP.
Tiến hành công bố hợp quy.
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Hoàn thiện hồ sơ
Xét nghiệm mẫu
Nộp hồ sơ
Thẩm định hồ sơ
Cấp giấy chứng nhận
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY  VIETCERT
Văn phòng tại Tp. Hà Nội- Địa chỉ: Tầng 12, Block B, BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh - Địa chỉ: Phòng 7, Tầng 10, Block A – The Hyco4 Tower Building - 205 Nguyễn Xí, P.26, Bình Thạnh, Tp. HCM
- Văn phòng tại Tp. Đà Nẵng - Địa chỉ: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng Cần Thơ: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

- Văn phòng tại Hải Phòng: Số 03, Đường Phan Đình Phùng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng – Tp. Hải Phòng

Hotline: Mr.Linh-0905527089
Wab: https://vietcertcentre.blogspot.com/
Facebook: https://www.facebook.com/chungnhangiamdinhhanghoanhapkhau/


Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

Điểm mới của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015



Đim mi ca h thng qun lý cht lượng ISO 9001:2015




Từ khi ra đời, tiêu chuẩn ISO 9001 liên tục được soát xét và cập nhật vào các năm 1994, 2000, 2008 và năm 2015. Phiên bản mới nhất, ISO9001:2015, được chính thức ban hành vào 15/9/2015. Theo hướng dẫn của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (International Accreditation Forum – IAF), mọi giấy chứng nhận ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực sau ngày 14/09/2015 (3 năm sau khi tiêu chuẩn mới được ban hành) và các tổ chức phải xây dựng, chứng nhận ISO 9001:2015 kể từ ngày 15/09/2015. Cụ thể như sau:

·        Đối với các tổ chức, DN đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trước ngày 15/9/2015 thì: Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực cho tới hết thời hạn ghi trên giấy chứng nhận. Trong thời hạn nêu trên, các tổ chức, DN có thể đăng ký để được chứng nhận chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào bất kỳ thời điểm nào. Các tổ chức, DN có thể lựa chọn để được đánh giá chuyển đổi trong lần đánh giá giám sát, đánh giá chứng nhận lại hoặc thông qua một cuộc đánh giá chuyển đổi riêng.

·        Đối với các tổ chức, DN được chứng nhận trong khoảng thời gian chuyển đổi từ 15/9/2015 đến hết 14/9/2018: Các tổ chức, DN có thể lựa chọn chứng nhận theo phiên bản ISO 9001:2008 hoặc phiên bản ISO 9001:2015. Tuy nhiên, nếu lựa chọn chứng nhận theo phiên bản ISO 9001:2008 thì giấy chứng nhận sẽ chỉ có hiệu lực tối đa đến hết ngày 14/9/2018, và các tổ chức, DN có thể lựa chọn để chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015 như hướng dẫn ở phần trên.

·        Đối với các tổ chức được chứng nhận sau ngày 14/9/2018: Mọi hoạt động đánh giá chứng nhận sau thời điểm này đều phải theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Mọi giấy chứng nhận theo phiên bản ISO 9001:2008 sau thời điểm này đều không có giá trị.

Vì vậy, để thuận tiện và không phải chuyển đổi, tại thời điểm này các DN nên xây dựng, áp dụng phiên bản mới nhất là ISO 9001:2015.

Theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015, tổ chức phải áp dụng cách tiếp cận theo quá trình khi tiến hành lập kế hoạch, thực hiện và phát triển HTQLCL (phiên bản ISO 9001:2008 chỉ khuyến khích, xúc tiến tiếp cận quá trình). Cách tiếp cận này, kết hợp với tư duy dựa trên rủi ro và sử dụng chu trình PDCA ở tất cả các cấp cho phép DN kiểm soát hiệu quả các mối quan hệ tương quan và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quá trình trong hệ thống, tận dụng cơ hội và ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực.

Tư duy quản lý rủi ro đóng vai trò trọng tâm trong tiêu chuẩn ISO 9001:2015, đặc biệt trong các điều khoản “Lãnh đạo” và “Hoạch định”. Mặc dù tiêu chuẩn không yêu cầu một hệ thống quản lý rủi ro đặc thù, nhưng tổ chức phải đảm bảo có khả năng xác định rủi ro và có các phương pháp thích hợp. Tiêu chuẩn cũng không có điều khoản cụ thể nào về các biện pháp phòng ngừa. Tuy nhiên với cách tiếp cận mới này, tổ chức có cơ hội nhận biết sớm rủi ro và có các hành động tương ứng. 10 điều khoản của ISO 9001:2015 cũng tương ứng với chu trình PDCA, qua đó yêu cầu DN luôn có sự cải tiến về HTQLCL.


 
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY  VIETCERT

Hotline: Mr.Linh-0905527089

Văn phòng tại Tp. Hà Nội- Địa chỉ: Tầng 12, Block B, BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh - Địa chỉ: Phòng 7, Tầng 10, Block A – The Hyco4 Tower Building - 205 Nguyễn Xí, P.26, Bình Thạnh, Tp. HCM

- Văn phòng tại Tp. Đà Nẵng - Địa chỉ: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

- Văn phòng Cần Thơ: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

- Văn phòng tại Hải Phòng: Số 03, Đường Phan Đình Phùng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng – Tp. Hải Phòng

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH ĐẤT SÉT NUNG



CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH ĐẤT SÉT NUNG- 0905527089
Gạch đất sét nung có 2 loại:
Gạch đặc đất sét nung: Là gạch đặc sản xuất từ nguyên liệu khoáng sét (có thể pha phụ gia) bằng phương pháp nén dẻo và được nung ở nhiệt độ thích hợp. Gạch có dạng hình hộp chữ nhật với các mặt bằng phẳng. Trên các mặt của viên gạch có thể có rãnh hoặc gợn khía. Cho phép sản xuất gạch có các góc tròn (trên mặt cắt vuông góc với phương đùn ép) có đường kính không lớn hơn 16mm.
Gạch rỗng đất sét nung: Là loại gạch Sản xuất từ đất sét (có thể có phụ gia) bằng phương pháp đùn dẻo và nung ở nhiệt độ thích hợp. Gạch có dạng hình hộp với các mặt bằng phẳng, trên mặt viên gạch có thể có rãnh hoặc gợn khía. Cạnh viên gạch có thể vuông hoặc lượn tròn với bán kính không lớn hơn 5 mm, theo mặt cắt vuông góc với phương đùn ép.

Chứng nhận hợp quy Gạch đất sét nung theo phương thức 5 hoặc phương thức 7
– Phương thức 5:
+ Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO 9001.
+ Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.
– Phương thức 7:
+ Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm.
+ Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm.


TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY  VIETCERT
Văn phòng tại Tp. Hà Nội- Địa chỉ: Tầng 12, Block B, BIG Tower, 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội
Văn phòng tại Tp. Hồ Chí Minh - Địa chỉ: Phòng 7, Tầng 10, Block A – The Hyco4 Tower Building - 205 Nguyễn Xí, P.26, Bình Thạnh, Tp. HCM
- Văn phòng tại Tp. Đà Nẵng - Địa chỉ: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng
- Văn phòng Cần Thơ: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ

- Văn phòng tại Hải Phòng: Số 03, Đường Phan Đình Phùng, P. Hạ Lý, Q. Hồng Bàng – Tp. Hải Phòng

Hotline: 0905527089

Thứ Tư, 28 tháng 3, 2018

THỬ NGHIỆM PHÂN BÓN


Thử nghiệm phân bón

https://www.youtube.com/watch?v=w33TZFzI_0o&feature=youtu.be

NGHỊ ĐỊNH QUẢN LÝ PHÂN BÓN: CÒN BÓNG DÁNG NHIỀU GIẤY PHÉP CON

Theo các chuyên gia, nghị định mới vừa ban hành về quản lý phân bón còn những quy định gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp...

Sau nhiều lần lấy ý kiến  doanh nghiệp và sửa chữa bổ sung Nghị định 202 của Chính phủ về quản lý phân bón thì mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2017 NĐ-CP ngày 20/9/2017 thay thế Nghị định 202 về quản lý phân bón cùng các văn bản kèm theo. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nghị định này cũng còn những quy định gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp.
Trong xu thế hội nhập với thế giới, quốc gia khởi nghiệp và các thành phần kinh tế khởi nghiệp, Chính phủ đã tạo ra nhiều cơ chế chính sách cởi mở, thông thoáng cụ thể là bãi bỏ nhiều giấy phép con.
Tuy nhiên, Nghị định 108/2017 NĐ-CP, theo phản ánh của một số chuyên gia và doanh nghiệp trong ngành, lại có bóng dáng của nhiều giấy phép con.
Lấy ví dụ, một công ty nhập khẩu sản phẩm phân bón từ Mỹ về Việt Nam phải thực hiện các bước, gồm: 1. Xin giấy phép nhập khẩu phân bón về khảo nghiệm; 2. Hợp đồng khảo nghiệm; 3. Hội đồng xét duyệt đề cương khảo nghiệm của Cục Bảo vệ Thực vật Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép thực hiện; 4. Sau 2 năm có kết quả khảo nghiệm phải gửi kết quả khảo nghiệm đến Cục Bảo vệ Thực vật để thành lập Hội đồng xét duyệt kết quả; 5. Sau khi được Hội đồng xét duyệt, công ty làm đơn xin Cục Bảo vệ Thực vật các sản phẩm đó được phép lưu hành tại Việt Nam; 6. Sau khi sản phẩm được phép lưu hành ở Việt Nam, công ty nhập khẩu về phải xin đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước; 7. Sau khi sản phẩm được kiểm tra nhà nước, công ty phải thuê một đơn vị chứng nhận hợp quy; 8. Sau khi sản phẩm được chứng nhận hợp quy, công ty lại đưa hồ sơ đó lên Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xin công bố hợp quy.
Một công ty hàng đầu về phân bón ở Mỹ có văn phòng tại Tp.HCM đã cho biết, họ muốn nhập khẩu 6 sản phẩm phân bón từ Mỹ về thị trường Việt Nam thì phải qua 8 bước trên, riêng chi phí khảo nghiệm 6 loại phân bón theo quy định trong Nghị định 108 thì đã phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ để thuê các đơn vị khảo nghiệm trong thời gian 2 năm. Ngoài ra còn nhiều chi phí khác không thể liệt kê ra được.
Nhìn ra các nước trong khu vực, có thể thấy Thái Lan, quốc gia có nền nông nghiệp phát triển hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á, có hẳn luật về quản lý sản xuất sản phẩm phân bón: “Luật Phân bón (Số 2) B.E. 2550”.
Luật này quy định: doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh (1 tuần làm việc); doanh nghiệp đăng ký mã số thuế (1 tuần làm việc); đăng ký môi trường nơi sản xuất (2 tháng). Trước khi sản xuất, doanh nghiệp chỉ cần đưa mẫu phân muốn sản xuất nộp lên Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan để được cấp giấy sản xuất, hàm lượng và thiết kế bao bì phải giống với tên gọi và nội dung đăng ký trước đó. Nếu thay đổi mẫu bao hay tên gọi sản phẩm thì đăng ký lại (thời gian khoảng 6 tháng).
Khi nhận giấy phép chứng nhận được phép kinh doanh sản phẩm, doanh nghiệp phải bỏ chi phí đăng ký một công thức khoảng 500 USD (hơn 10 triệu đồng); về nhập khẩu sản phẩm: doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh (công ty Thái Lan khoảng 1 tuần, nước ngoài từ 1 đến 3 tháng). Doanh nghiệp nộp 5 kg phân mẫu dự định nhập về để tiến hành kiểm tra cấp chứng nhận nhập khẩu. Trong hồ sơ đăng ký phải đăng ký rõ tên sản phẩm, hàm lượng từng chất dinh dưỡng, bao bì, màu sắc hạt, kích cỡ hạt, độ ẩm, tên và địa chỉ nhà máy sản xuất, mô tả quy trình sản xuất, đánh giá các tác động môi trường của sản phẩm. Sau khi kiểm tra các yếu tố sản phẩm hợp lệ sẽ được cấp giấy chấp thuận nhập khẩu (thời gian cả quá trình khoảng 6 tháng, các sản phẩm cho cây lúa có thể lên đến 1 năm).
Sau khi có giấy đồng ý nhập khẩu doanh nghiệp sẽ được cấp giấy chứng nhận kinh doanh sản phẩm. Mỗi lần nhập khẩu hải quan sẽ căn cứ vào giấy đăng ký để tiến hành kiểm tra. Riêng đối với phân trộn NPK thì không cần phải khảo nghiệm mà doanh nghiệp chỉ cần kê khai tiêu chuẩn và gửi mẫu đi phân tích, nếu đúng, đủ như mẫu phân tích là được cấp phép lưu hành.
Tuy nhiên, các sai phạm về quản lý phân bón ở Thái Lan đều bị xử lý rất nghiêm, nếu vi phạm có thể bị xử lý hình sự và án phạt tù đối với người vi phạm. Các quy định về phí và mức phí được quy định rõ ràng, thông thường khoảng 1.000 USD/sản phẩm đăng ký.
Trong khi đó, Malaysia rất thoáng về tiêu chuẩn, thời gian khảo nghiệm đối với phân hữu cơ cũng chỉ mất 6 tháng, thủ tục giấy tờ cũng rất đơn giản. Nhưng mỗi lần bán hàng cho khách hàng họ đều tự lấy mẫu gửi đến trung tâm kiểm định chất lượng, nếu hàm lượng thiếu, không đúng theo hợp đồng họ sẽ kiện bắt đền bù và có khả năng phá sản doanh nghiệp nếu kinh doanh không đúng với công bố chất lượng. Tại Indonesia, các thủ tục cũng gần giống như ở Thái Lan, nhưng chỉ có thêm điều khoản đăng ký 1 sản phẩm mới phải nộp cho nhà nước phí khoảng 30.000 USD...
Để hiểu rõ hơn về các giấy phép đó, hiểu rõ hơn về các quy định mới.
Qúy khách hàng có nhu cầu vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Website: www.vietcert.org
Mail: nghiepvu1@vietcert.org
Hotline: 0903.516.399

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GIẤY VỆ SINH, KHĂN GIẤY, GIẤY TISSUE


CHỨNG NHẬN HỢP QUY GIẤY VỆ SINH, KHĂN GIẤY, GIẤY TISSUE

Căn cứ QCVN 09:2015/BCT do Ban soạn thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh biên soạn, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 36/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2015.

Quy chuẩn này quy định mức giới hạn của các chỉ tiêu cơ lý, hóa học, vi sinh, phương pháp thử, các yêu cầu về ghi nhãn và các yêu cầu quản lý chất lượng đối với sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh, giấy tissue và giấy tissue dạng cuộn lớn được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.


Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được đánh giá chứng nhận phù hợp quy chuẩn (Chứng nhận hợp quy), mang dấu hợp quy (dấu CR) phù hợp với các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật này và chịu sự kiểm tra của cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Hồ sơ công nhận hợp quy
-          Giấy phép kinh doanh
-          Giấy đủ điều kiện sản xuất
-          TCCS
-          Nhãn
Hạng mục công việc
-          Chứng nhận hợp quy
+ Đánh giá nhà máy, xem xét hồ sơ, hướng dẫn xây dựng Hệ thống Đảm bảo Chất lượng (HTĐBCL)
 + Đánh giá chứng nhận quá trình sản xuất cho các sản phẩm cần chứng nhận hợp quy
+ Hướng dẫn lập hồ sơ xin công bố hợp quy tại Sở Công Thương
-          Thử nghiệm mẫu
+ Thử nghiệm và kiểm tra mẫu điển hình

Trungtâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0905.357.459-Ms Huyền