Thứ Hai, 23 tháng 8, 2021

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG SẢN XUẤT NÔNG SẢN HỮU CƠ TẠI VIỆT NAM - VIETCERT

LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG SẢN XUẤT NÔNG SẢN HỮU CƠ TẠI VIỆT NAM

Khi nhắc đến Việt Nam, chúng ta có thể nghĩ ngay đến một nền nông nghiệp lâu đời, đã được trải qua hàng nghìn năm xây dựng và phát triển. Tuy nhiên, việc lạm dụng những biện pháp hóa học vào canh tác đang dần đẩy ngành nông nghiệp nước ta vào nhiều vấn đề. Điển hình như dịch bệnh bùng phát, ô nhiễm môi trường đất và nước, chất lượng nông sản đi xuống,… Để giải quyết triệt để những vấn đề này, nhiều tỉnh thành và vùng nông nghiệp nước ta đã tiến hành chuyển sang hướng đi bền vững hơn với việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ với nhiều những lợi ích như sau:


1. Cải thiện chất lượng sản xuất nông sản

Ưu điểm nổi bật nhất của việc áp dụng sản xuất nông nghiệp hữu cơ là việc nâng cao tính an toàn và chất lượng của nông sản. Khi nông sản được sản xuất theo hướng hữu cơ, người tiêu dùng yên tâm khi được đảm bảo không có lượng tồn dư các chất hoá học độc hại trong sản phẩm. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chặt chẽ các yếu tố khi trồng, đảm bảo độ an toàn của sản phẩm giúp cho chất lượng của nông sản được nâng cao và có hương vị đặc trưng.


2. Con đường xuất khẩu nông sản được mở rộng

Tại các quốc gia trên thế giới, việc nhập khẩu nông sản phải tuân thủ các quy trình hết sức nghiêm ngặt về chất lượng. Và dĩ nhiên nông sản chỉ có thể được nhập khẩu khi đạt các tiêu chuẩn hữu cơ tốt nhất. Việc phát triển nông nghiệp hữu cơ góp phần đưa nông sản Việt Nam đến gần hơn với việc xuất khẩu sang các nước bạn và dần khẳng định với bạn bè quốc tế chất lượng của nông sản “Made in Vietnam”.

Có thể dẫn chứng một số sản phẩm hữu cơ của nước ta đã được xuất khẩu. Nổi bật trong số đó là: chè hữu cơ Tuyết San, gạo hữu cơ, cà phê hữu cơ,…


3. Tạo nền tảng bền vững trong sản xuất nông sản

Nông nghiệp hữu cơ giúp nâng cao và thúc đẩy cân bằng của tự nhiên trong việc canh tác. Nhờ việc tôn trọng các quy luật tự nhiên, bảo vệ đất, nước, thiên địch, giữ gìn môi trường được xem như những bước đi dài hạn và bền chắc cho tương lai để phát triển nên nông nghiệp bền vững.


4. Bảo vệ tài nguyên đất

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ được thực hiện theo quy trình canh tác luân canh, hệ cây che phủ, cộng sinh và sử dụng phân bón hữu cơ. Những yếu tố ấy đã góp phần cải thiện những sinh vật trong đất và hình thành cấu trúc đất ổn định. Việc thay thế phân bón hóa học bằng những loại phân bón hữu cơ đã giúp đất trồng cải thiện những đặc tính hóa lý, tăng độ phì nhiêu, lượng mùn và hữu cơ trong đất. Nhờ đó, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng đất trồng ngày càng tốt hơn.


5. Đem lại lợi ích tốt nhất đối với nguồn nước

Khi sử dụng phân bón hóa học, cây trồng không hấp thụ hết hoàn toàn. Một phần chất hòa tan vào nước được sử dụng tưới tiêu tại các mương rãnh, một phần khác ngấm xuống các mạch nước ngầm. Đây là những nguyên nhân làm ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước.

Do vậy, việc không sử dụng các sản phẩm hóa học trong nông nghiệp hữu cơ hứa hẹn sẽ là giải pháp hợp lý giúp hạn chế ô nhiễm nguồn nước.


6. Điều hòa hệ sinh thái của môi trường 

Tiêu chí đặt ra đối với sản xuất nông sản hữu cơ là luôn cân bằng các yếu tố sinh thái trong canh tác hữu cơ. Bằng việc không xem côn trùng là động vật có hại, không xem cỏ dại là những thứ phải triệt tiêu bằng các biện pháp hóa học. Người nông dân cần xem đó như là những yếu tố cân bằng của tự nhiên. Sản xuất hữu cơ giúp cân bằng lại hệ sinh thái, hài hòa và đa dạng hơn.

 


7. Mang lại lợi ích đối với môi trường không khí

Nông nghiệp hữu cơ giúp làm giảm việc sử dụng một nguồn năng lượng không tái tạo. Nhờ đó, góp phần giảm thiểu hiệu ứng nhà kính và sự nóng lên của toàn cầu.  


8. Vẫn đảm bảo năng suất, chất lượng cây trồng

Việc giảm năng suất cây trồng là điều mà nông dân lo lắng nhất khi muốn bắt đầu với việc canh tác hữu cơ. Tuy nhiên, điều đó vẫn có thể xảy ra trong thời gian đầu chuyển đổi giữa nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp hữu cơ. Thế nhưng, theo các báo cáo, nghiên cứu và trên thực tế tại nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng, khi hệ sinh thái nơi trồng được cải thiện, thì năng suất nông nghiệp hữu cơ sẽ vượt trội hơn việc canh tác truyền thống.

Cùng với nhiều lợi ích từ việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ mang tới, hứa hẹn sẽ là hướng đi bền vững cho nền nông nghiệp của Việt Nam và cả thế giới. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ vì an toàn cho sức khỏe, vì bảo vệ môi trường xung quanh và cũng chính là bảo vệ cho chính mình.

VietCert tự hào là đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Trồng trọt và Cục chăn nuôi) cấp giấy đăng ký hoạt động chứng nhận trong lĩnh vực trồng trọt hữu cơ và chăn nuôi hữu cơ. Với đội ngũ Chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và đánh giá sự phù hợp luôn mong muốn mang đến sự hài lòng và tin tưởng đối với quý khách hàng. Để được hỗ trợ và chứng nhận sớm nhất, vui lòng liên hệ:


TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Phone/Zalo: 0905 527 089

 


CHỨNG NHẬN HỢP QUY HÀNG MAY MẶC - VIETCERT

CHỨNG NHẬN HỢP QUY HÀNG MAY MẶC

1. Căn cứ pháp lý:

Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may là việc đánh giá quy trình sản xuất hoặc lô hàng hoá kết hợp việc lấy mẫu thử nghiệm và so sánh với quy định tại quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT để đưa ra kết luận sản phẩm dệt may đạt hay không đạt theo quy chuẩn

2. Chứng nhận hợp quy dệt may là gì?

QCVN 01:2017 quy định sản phẩm dệt may trước khi đưa ra tiêu thụ tại thị trường Việt Nam phải chứng nhận hợp quy phù hợp với quy định tại quy chuẩn này; gắn dấu hợp quy (dấu CR). Bộ Công thương cho phép doanh nghiệp được tự công bố hợp quy dưới 2 hình thức là Tự công bố hợp quy dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức, cá nhân hoặc Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã được chỉ định.

3. Sản phẩm dệt may nào bắt buộc phải chứng nhận hợp quy?

Theo quy định tại QCVN 01:2017/BCT thì tất cả các sản phẩm dệt may được quy định tại phụ lục 1 của quy chuẩn này đều phải tiến hành chứng nhận hợp quy. Các sản phẩm dệt may cần chứng nhận hợp quy được chia làm 3 nhóm chính:

– Nhóm 01: Sản phẩm dệt may cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc có chiều dài ≤100 cm đối với bộ liền.

– Nhóm 02: Sản phẩm dệt may tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.

– Nhóm 03: Sản phẩm dệt may không tiếp xúc trực tiếp với da: là sản phẩm khi sử dụng có bề mặt sản phẩm không tiếp xúc trực tiếp với da của người sử dụng.

Cụ thể, các mặt hàng sẽ được chia ra như sau:

Ø Sản phẩm vải dệt thoi:

Đặc điểm chung của loại vải này chính là được tay ra từ máy dệt thoi, sử dụng sợi ngang và duc kết hợp đan xen và nhau tạo ra. Một số loại vải thoi phổ biến hiện nay Puplin, vải dệt trơn và chéo

Ø Sản phẩm quần áo may sẵn

Quận áo may sẵn là những loại quần áo được may sẵn và được thiết kế và cắt may theo kích cở nhất định. Các loại quần áo may sẵn thường là những loại quần áo trẻ em, quần áo đồng phục. Những loại quần áo loại này đều phải được công bố hợp quy dệt may theo quy định

Ø Sản phẩm không dệt

Những loại sản phẩm may mặc không dệt là những sản phẩm được làm từ vải không dệt Loại vải này được tạo từ những hạt nhựa tổng hợp của cùng một số vật liệu tái chế. Đặc điểm của sản phần không dệt đó là nguyên liệu được liên kết với nhau bằng hóa chất hoặc bằng nhiệt cơ khí tan tranh vải mà không cần phải dệt kim hoặc dệt thoi. Sản phẩm không dệt khá nhẹ và xốp. Nó là loại vật liệu thân thiện với môi trường, an toàn khi sử dụng, bên chắc và để phân hủy

Ø Những loại khăn quàng cổ, mạng che, khăn tay:

Những loại khăn tay, khăn quàng cổ, mạng che đều cần thiết phải có chứng nhận hợp quy, cụ thể là chứng nhận hợp quy amin thơm, chuyển hóa từ thuốc nhộm azo và chứng nhận hàm lượng fomandehit

4. Lợi ích khi chứng nhận hợp quy

Một số lợi ích mà các Doanh Nghiệp may mặc khi làm chứng nhận hợp quy dệt tay

Chứng minh cho thị trường Doanh Nghiệp tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Việc chứng nhận hợp quy sẽ là căn cứ để các cơ quan quản lý nhà nước có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm khi đưa ra thị trường. Sau khi có được chứng nhân sẽ được giảm các kiểm tra của đối tác thậm chí là cơ quan quản lý

Giúp nâng cao chất lượng sản phẩm tạo dựng lòng tin cho khách hàng từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho Doanh Nghiệp. Việc chứng nhận hợp quy may mặc chính là bằng chứng cho khách hàng và đối tác khi mua và sử dụng và từ đó sẽ giúp nâng cấp uy tín, thương hiệu cũng như sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Dễ dàng kiểm soát và giảm thiểu tối đa chi phí phát sinh khác. Bằng việc đánh giá và chứng nhận sản phẩm dệt may thì doanh nghiệp sẽ quản lý chất lượng một cách tốt hơn từ đó sẽ giúp Doanh Nghiệp tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng cao và ổn định

5. Làm thế nào để được chứng nhận Hợp quy Dệt may?

Nhà sản xuất cần tải về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: QCVN 01:2017

Áp dụng các điểm kiểm soát cần thiết trong Quy chuẩn.

Nhà sản xuất chủ động lấy mẫu, thử nghiệm sản phẩm tại Tổ chức thử nghiệm có đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định 107

Tự đánh giá/kiểm tra nội bộ theo các điểm kiểm soát.

Đăng ký chứng nhận hợp quy với VIETCERT, đơn vị được Bộ Công thương chỉ định.

Tổ chức chứng nhận tiến hành đánh giá và lấy mẫu thử nghiệm tại hiện trường.

Nhận chứng chỉ hợp quy do VIETCERT cấp nếu tuân thủ hoàn toàn các yêu cầu của quy chuẩn.

6. Tại sao nhà sản xuất nên sử dụng dịch vụ chứng nhận của VIETCERT?

· VIETCERT là tổ chức chứng nhận hợp quy dệt may được Bộ Công thương chỉ định.

· VIETCERT là tổ chức của Việt Nam, chúng tôi luôn nỗ lực để đồng hành cùng doanh nghiệp Việt trong cạnh tranh toàn cầu.

· VIETCERT đáp ứng đầy đủ các yêu cầu công nhận cho hoạt động đánh giá sự phù hợp.

· Được Văn phòng Công nhận Chất lượng (BoA) đánh giá giám sát hàng năm để nâng cao chất lượng dịch vụ

· Được thanh tra, kiểm tra, giám sát bởi các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để đảm bảo việc cung cấp dịch vụ theo đúng quy định.

Chuyên gia đánh giá của VIETCERT có năng lực và kinh nghiệm.

è Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn, chứng nhận vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline/Zalo: 0905 527 089



Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM - VIETCERT

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM

Sự phát triển và an toàn của trẻ em luôn là điều được ưu tiên hàng đầu trong sự phát triển đất nước. Do đó các vấn đề có liên quan đến sức khỏe của trẻ nhỏ luôn nhận được sự quan tâm của các cơ quan nhà nước. Và trong số không thể thiếu được quy định về việc đảm bảo an toàn các loại đồ chơi trẻ em. Những sản phẩm đồ chơi cho trẻ trước khi được lưu thông trên thị trường sẽ cần phải được Chứng nhận Hợp quy Đồ chơi Trẻ em và được công bố hợp quy theo quy định pháp luật hiện hành. Nhằm bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và quản lý chất lượng đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường, ngày 30/9/2019 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 09/2019/TT-BKHCN kèm theo “Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về An toàn Đồ chơi trẻ em”, QCVN 3:2019/BKHCN thay thế cho QCVN 3:2009/BKHCN được ban hành kèm theo Thông tư số 18/2009/TT-BKHCN ngày 26/06/2009. Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Để xác định một sản phẩm đã công bố hợp quy đồ chơi trẻ em thì dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là dấu hợp quy CR được dán, gắn lên trên sản phẩm/hộp đựng sản phẩm với những thông tin của sản phẩm được nêu rất rõ tại nhãn phụ của sản phẩm. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồ chơi trẻ em được áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp thực hiện sản xuất, xuất nhập khẩu và phân phối, bán lẻ đồ chơi trẻ em. Bên cạnh đó quy định chức năng, vị trí các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến đồ chơi trẻ em.

Việc công bố chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em là việc làm bắt buộc với các doanh nghiệp hoạt động trong nghành này do quy định của nhà nước ban hành. Theo thông tư số 18/2009/TT-BKHCN của Bộ Khoa Học và Công Nghệ thì các loại đồ chơi trẻ em được sản xuất tại nước ta hay nhập khẩu từ nước ngoài về đều phải tiến hành công bố hợp quy đồ chơi trẻ em mới được lưu hành trên thị trường. Công bố chứng nhận Hợp quy Đồ chơi Trẻ em là bắt buộc thực hiện theo Quy định tại QCVN 3:2019/BKHCN thì việc CNHQ thực hiện theo 2 phương thức sau:

Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, cấp giấy và dấu chứng nhận hợp quy có giá trị hiệu lực trong 3 năm từ ngày cấp; giám sát định kỳ hàng năm thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất.

Phương thức 7: Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác xuất thống kê cho lô sản phẩm, hàng hóa để đưa ra kết luận về sự phù hợp cho lô sản phẩm, hàng hóa cụ thể và không cần đánh giá, giám sát.

Đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu:

Thực hiện theo các thông tư 27/2012/TT-BKHCN và 07/2017/ TT-BKHCN.

Phương thức chứng nhận theo phương thức 7 (theo lô hàng)

Quy trình chứng nhận công bố hợp quy đồ chơi trẻ em nhập khẩu

Theo đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị các thông tin sau:

Tên doanh nghiệp tổ chức nhập khẩu kèm theo địa chỉ và điện thoại.

Tên hàng hóa và nhãn hiệu

Thông tin về kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất;

Tổng khối lượng, số lượng;

Thông tin cửa khẩu nhập;

Thông tin về thời gian nhập;

Hợp đồng thương mại (Contract);

Bản danh mục hàng hóa (Packing list);

Thông tin hóa đơn (Invoice);

Thông tin vận đơn (Bill of Lading);

Cung cấp tờ khai hàng hóa nhập khẩu ( bao gồm tờ khai thông quan nếu có);

Thông tin số hiệu quy chuẩn kỹ thuật

Phương thức chứng nhận theo phương thức 5 – Hiệu lực 1 năm

Hồ sơ chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em theo phương thức 5 bao gồm:

-        Hợp đồng thương mại: bao gồm đầy đủ các thông tin về nguồn gốc, xuất xứ của đồ chơi trẻ em là tên của nhà sản xuất đồ chơi theo chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001;

         Invoice – Hoá đơn;

         Packing list – Danh mục hàng hoá;

         C/O – Giấy chứng nhận xuất xứ;

         (C/Q) – Giấy chứng nhận chất lượng hoặc test report;

         Giấy chứng nhận ISO 9001 – Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng (còn hiệu lực); được dịch sang tiếng Việt;

         Giấy chứng nhận ISO 14001 – Chứng nhận hệ thống quản lý môi trường (còn hiệu lực); được dịch sang tiếng Việt (nếu có);

         Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp;

         Giấy Giới thiệu của đơn vị nhập khẩu;

-        01 bản chính Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em.

-        03 bản chính Bản đăng ký kiểm tra chất lượng sản phẩm đồ chơi trẻ em.

Chú ý: Tất cả các loại hồ sơ trên nếu như là bản photo thì đều phải đóng dấu sao y của Doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính hợp pháp và chính xác của hồ sơ đăng ký công bố hợp quy đồ chơi trẻ em.

Quy trình chứng nhận công bố hợp quy đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước

Doanh nghiệp sản xuất đồ chơi lập hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em, bao gồm:

-        Giấy đăng ký chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em.

-        Những thông tin có liên quan đến những loại đồ chơi trẻ em cần chứng nhận hợp quy gồm:

         Tên sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm và mã sản phẩm (nếu có);

         Bản mô tả sản phẩm, kích thước sản phẩm và hình ảnh của sản phẩm;

         Tên, địa chỉ, số điện thoại hoặc fax của đơn vị sản xuất đồ chơi trẻ em.

-         Hồ sơ kiểm soát quá trình sản xuất (bao gồm cả hồ sơ theo dõi; kiểm soát các nguyên vật liệu đầu vào); và hồ sơ thiết kế của các loại đồ chơi trẻ em cần chứng nhận hợp quy

-         Quy trình sản xuất đồ chơi trẻ em và những thông tin đặc thù có liên quan khác (nếu có)

-        Những tài liệu có liên quan đến hệ thống quản lý chất lượng; chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp (nếu có).

-        Bản kết quả thử nghiệm về cơ lý; kết quả thử nghiệm mẫu điển hình của đồ chơi trẻ em; hoặc kết quả thử nghiệm đối với những loại vật liệu được sử dụng cho từng loại đồ chơi trẻ em.

-         Những tài liệu và thông số kỹ thuật của đồ chơi trẻ em có liên quan khác.

Quy trình công bố hợp quy đồ chơi trẻ em

Việc công bố hợp quy đồ chơi trẻ em được thực hiện theo trình tự thủ tục như sau:

         Bản công bố hợp quy đồ chơi trẻ em.

         Bản mô tả chung về đồ chơi trẻ em bao gồm đặc điểm, tính năng, công dụng.

         Kết quả thử nghiệm tại phòng thử nghiệm đã được công nhận.

         Quy trình sản xuất đồ chơi trẻ em và kế hoạch kiểm soát chất lượng sản phẩm đã được xây dựng và áp dụng hay bản sao chứng chỉ ISO 9001; nếu như doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001.

         Kế hoạch giám sát định kỳ hàng năm.

         Báo cáo đánh giá hợp quy đồ chơi trẻ em.

         Những tài liệu khác có liên quan.

Đăng ký Chứng nhận Hợp quy đồ chơi trẻ em là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ chính quyền lợi của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nhận được sự ưu ái của cơ quan nhà nước, quan trọng hơn là tạo sự tin tưởng từ người tiêu dùng từ đó sẽ nâng cao được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường và tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Dịch vụ chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em của Trung tâm Vietcert chuyên hoạt động trong các lĩnh vực hợp chuẩn hợp quy các mặt hàng có trong doanh mục của nhà nước đến với chúng tôi các bạn sẽ nhận được :

Sự tư vấn nhiệt tình, miễn phí của đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Hậu chăm sóc khách hàng tốt, tận tình và chu đáo.

Tiến hành lấy chứng nhận nhanh chóng và thuận tiện phù hợp với quy định nhà nước.

Tiết kiệm tối đa chi phí và thời gian cho khách hàng.

Được kiểm định bới các nhân viên giàu kinh nghiệm trong các lĩnh vực.

è Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn, chứng nhận vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline/Zalo: 0905 527 089