Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ VÀ THỰC TẬP SINH

THÔNG BÁO TUYỂN DNG NHÂN SỰ VÀ THỰC TẬP SINH

* NHÂN VIÊN THỬ NGHIỆM: VỊ TRÍ THỰC TẬP SINH
Số lượng : 04 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc
1. Hỗ trợ xử lý mẫu;
2. Pha hóa chất;
3. Thực hiện các phép thử nghiệm (bằng phương pháp thể tích, phương pháp khối lượng …)
4. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
Yêu cầu
1. Tốt nghiệp (hoặc đang học năm cuối) bậc cao đẳng trở lên các ngành: Hóa học; Công nghệ sinh học.
2. Khả năng giao tiếp tốt.
* NHÂN VIÊN KỸ THUẬT: NGÀNH CHĂN NUÔI
Số lượng : 01 người. Nam
tả ng việc:
1. Lập hồ sơ kỹ thuật trong chứng nhận Hệ thống và sản phẩm.
2. Nghiên cứu tiêu chuẩn, xác định bộ chỉ tiêu thử nghiệm.
3. Quản lý Hợp đồng và phối hợp với đội ngũ kinh doanh hoàn tất Hợp đồng đánh giá.
4. Xây dựng cầu nối giữa tổ chức với Doanh nghiệp.
5. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
Yêu cầu:
1. Tốt nghiệp bậc đại học các ngành trồng trọt, chăn nuôi và bảo vệ thực vật.
2. Khả năng giao tiếp, tiếp nhận và xử lý vấn đề tốt. 
3. Tuổi từ 20 tuổi trở lên.
* NHÂN VIÊN BÁN HÀNG VÀ KINH DOANH
Số lượng : 05 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc
1. Giới thiệu các gói sản phẩm đến Khách hàng qua các kênh thông tin (chủ yếu qua điện thoại).
2. Tìm kiếm Khách hàng, tư vấn qua điện thoại về các gói dịch vụ thử nghiệm, kiểm định, chứng nhận hợp chuẩn hợp quy sản phẩm, chứng nhận hệ thống ISO 9001, 14001, 17025, HACCP, VietGAP …
3. Quản lý quan hệ khách hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng chuyển bộ phận chuyên trách xử lý.
4. Quảng bá sản phẩm trên internet và các kênh thông tin khác.
5. Xây dựng cầu nối giữa tổ chức với Doanh nghiệp và quảng bá sản phẩm trên các kênh thông tin.
6. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
Yêu cầu
1. Tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên.
2. Khả năng giao tiếp tốt. Tuổi từ 21-28 tuổi;
* NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
Số lượng : 04 người. Nam/Nữ
Mô tả công việc
1. Giới thiệu các gói sản phẩm chứng nhận đến Khách hàng qua các kênh thông tin.
2. Tư vấn qua điện thoại về các gói dịch vụ thử nghiệm, kiểm định, chứng nhận hợp chuẩn hợp quy sản phẩm, chứng nhận hệ thống ISO 9001, 14001, 17025, HACCP, VietGAP…
3. Quản lý quan hệ khách hàng và quảng bá sản phẩm trên internet và các kênh thông tin khác.
5. Xây dựng cầu nối giữa tổ chức với Doanh nghiệp.
6. Quảng bá sản phẩm trên internet và các kênh thông tin khác.
7. Thực hiện các công việc khác do ban lãnh đạo giao phó.
Yêu cầu
1. Tốt nghiệp bậc cao đẳng trở lên.
2. Khả năng giao tiếp tốt. Tuổi từ 21-28 tuổi;
* YÊU CẦU HỒ SƠ XIN VIỆC
1. yếu lịch dán nh 4x6 (kng quá 06 tháng).
2. Giy khai sinh (Bn sao hoặc bản photo công chng).
3. Các văn bằng + Chng chỉ (photo công chng).
4. Giy khám sc khỏe không quá 06 tháng (photo công chng).
5. Chng minh t (photo công chng); Hộ khẩu (photo công chng). Đơn xin việc viết tay.
* QUYỀN LỢI
1. Được hưởng mọi chế đ theo quy định của N nước v giờ làm vic, lương thưởng và bảo him.
2. Mc lương & thưng: Thỏa thuận.
3. Được đào tạo để trở thành chuyên viên, quản chuyên môn cao, năng động, sáng tạo, thích ng nhanh với yêu cầu công vic và văn hóa tổ chc.
4. Được tham gia các phong trào, kỳ nghỉ, đi picnic và du lịch cùng công ty.

* THỜI GIAN NỘP HỒ SƠ
1. Từ ngày ra thông báo đến hết ngày 30.11.2017. Lịch phỏng vấn lúc 8h sáng thứ 4, 7 hàng tuần.
2. Địa điểm nộp hồ sơ và phỏng vấn:  
-          Tại Đà Nẵng: Tầng 3, toàn nhà 5 tầng, 28 An Xuân, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng;
-          Cần Thơ: P.20, lô B, chung cư Hưng Phú 1, đường A1, KDC Hưng Phú, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ;
-          Hà Nội: phòng 303 tòa nhà F4 đơn nguyên 1. 116 Trung Kính, phường yên hòa, quận cầu giấy , Hà Nội;
Đối với ứng viên ở xa, vui lòng scan hoặc chụp ảnh hồ sơ và gửi qua mail: tuyendungvietcert@gmail.com.

* ĐỊA ĐIỂM LÀM VIỆC
- Các trụ sở đơn vị trong toàn quốc: Ni; Hải Phòng; Đà Nẵng; HCM; Cần Thơ; Gia Lai; Đắk Lắk;
                                                          
Trung tâm Giám định và chng nhận hp chuẩn hp quyVietCert
Phòng Quản trị và Phát triên nguồn Nhân lực
Mrs. ơng Trà 0905209089/0968434199
Hồ ứng tuyển gửi trực tuyến qua email: tuyendungvietcert@gmail.com
hoặc nộp trực tiếp tại: Văn phòng giao dịch Trung tâm giám đnh và chứng nhận hp chun hp qui VietCERT - Đa chỉ: 28 An Xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Tham khảo thông tin về VietCert thông qua: http://vietcert.org/




CHỨNG NHẬN HƠP QUY DÂY CÁP ĐIỆN

CHỨNG NHẬN HƠP QUY DÂY CÁP ĐIỆN 

Ngày 15/12/2016, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 21/2016/TT-BKHCN Ban hành sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn thiết bị điện và điện tử. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2017 và kể từ ngày 01/08/2018, các sản phẩm dây và cáp điện sản xuất, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường phải áp dụng các quy định của Sửa đổi 1:2016 QCVN 4:2009/BKHCN. 

Kết quả hình ảnh cho dây cáp điện

Theo đó, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu dây và cáp điện phải công bố tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm dây và cáp điện. Tiêu chuẩn công bố phải là tiêu chuẩn quốc của Việt Nam (TCVN) hoặc tiêu chuẩn quốc gia của các nước, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực.
Về việc lưu thông trên thị trường: Thiết bị điện và điện tử sản xuất trong nước, nhập khẩu, không bao gồm dây và cáp điện có điện áp dưới 50V và trên 1000V, phải được chứng nhận phù hợp với các yêu cầu về an toàn liên quan tại Mục 2 của Quy chuẩn này, gắn dấu hợp quy (CR) và thực hiện các biện pháp quản lý theo các quy định hiện hành trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
Doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện và điện tử sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký bản công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012.
Doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị điện và điện tử phải thực hiện chứng nhận hợp quy theo quy định và thực hiện đăng ký kiểm tra chất lượng tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo quy định tại Thông tư số 27/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012.
Doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu dây và cáp điện phải lưu giữ bản tiêu chuẩn chất lượng của dây và cáp điện được sử dụng để công bố và phải cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khi có yêu cầu. Ngôn ngữ của Bản tiêu chuẩn là tiếng Việt hoặc tiếng Anh. Nếu bằng tiếng Anh thì phải có bản dịch tiếng Việt chính thức kèm theo. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về bản dịch tiếng Việt này. 
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Mọi vấn đề thắc mắc, cần tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ
Mr.Linh-0905527089

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN - Mr.Linh-0905527089



          Sơn nằm trong nhóm sản phẩm Vật liệu xây dựng có trong danh mục Theo hiệu lực của QCVN 16:2014/BXD  cần phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.
1.  Các nhóm sơn cần chứng nhận hợp quy theo QCVN 16:2014/BXD bao gồm:
-    Sơn tường dạng nhũ tương là hệ sơn phân tán hoặc hòa tan trong nước;
-   Sơn epoxy dùng để bảo vệ kết cấu thép, kim loại,…;
-   Sơn alkyd áp dụng cho các loại sơn phủ gốc alkyd biến tính dầu thảo mộc khô tự nhiên
Image result for sơn alkylImage result for sơn alkyl

2. Các phương thức chứng nhận hợp quy sản phẩm sơn:

***Phương thức 5: 

-  Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có Chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. 
-  Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.

  
***Phương thức 7:

-  Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. 
-  Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm.Viện năng suất chất lượng DEMING trân trọng gởi đến quý Đơn vị dịch vụ Chứng nhận hợp quy, hỗ trợ xây dựng hồ sơ công bố hợp quy tại Sở xây dựng cho sản phẩm Quý đơn vị đang khai thác, sản xuất.

Cần thêm bất kỳ thông tin tư vấn, anh/ chị vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư.
DEMING hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm vượt trội đến Quý đơn vị.


Viện Năng suất chất lượng DEMING
Mr.Linh-0905527089

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM THUỐC TRỪ BỆNH


MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NHÓM THUỐC TRỪ BỆNH

Thuốc trừ bệnh còn gọi là thuốc trừ nấm cây được dùng để phòng trừ nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng và các loại nông sản. 
Tuy có tên gọi là thuốc trừ nấm (Fungicide) nhưng nhóm thuốc này chẳng những có hiệu lực phòng trị nấm ký sinh, mà còn có tác dụng phòng trừ vi khuẩn, xạ khuẩn gây hại cho cây và nông sản.
Tác động của thuốc trừ bệnh (thuốc trừ nấm) đến vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng
Dựa theo tác động của thuốc đến vi sinh vật, có thể phân các thuốc trừ nấm thành 2 nhóm:
– Thuốc có tác dụng phòng bệnh: (còn gọi là thuốc có tác dụng bảo vệ cây). Thuốc được phun xịt lên cây hoặc trộn – ngâm  hạt giống, có tác dụng ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh có thể xâm nhập vào bên trong mô thực vật để phát triển rồi gây hại cho cây trồng. Những thuốc này phải được dùng sớm, khi dự báo bệnh có khả năng xuất hiện và gây hại cho thực vật. Nếu dùng chậm thuốc không thể ngăn chặn được bệnh phát triển. Ví dụ: Boóc đô, Đồng oxyclorua, Monceren, Mancozeb, Chlorothalonil, Propineb…
– Thuốc có tác dụng trừ bệnh: Khi phun lên cây, thuốc có khả năng xâm nhập dịch chuyển bên trong mô thực vật và diệt được vi sinh vật gây bệnh đang phát triển ở bên trong mô thực vật. Nhiều loại thuốc trừ nấm thông dụng ở nước ta là những thuốc có tác dụng trị bệnh như  Aliette, Anvil, Kitazin, Validacin, Metalaxyl, Carbendazim…
Khi bệnh vừa chớm phát hiện cần phải tiến hành phun thuốc phòng trừ ngay. Phun muộn thì cho dù có diệt được nấm bệnh ở bên trong mô thực vật, nhưng cây sẽ khó hồi phục và điều này sẽ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, chất lượng nông sản.
Đặc điểm chung của các thuốc trừ bệnh
Cũng như các loại thuốc khác, đa số các thuốc trừ nấm sử dụng trong nông nghiệp đều là các hợp chất hữu cơ tổng hợp, so với thuốc trừ sâu thì thuốc trừ nấm thuộc nhiều nhóm hoá học hơn, phức tạp hơn.
Một số ít thuốc trừ nấm vô cơ còn được dùng hiện nay là các thuốc chứa đồng (Boóc đô, Đồng oxyclorua, Đồng sunfat…) thuốc chứa lưu huỳnh (Micrithiol, Sulox…)
Một số thuốc trừ nấm bệnh là những chất kháng sinh (Validamicin, Kasugamicin…)
Có những thuốc trừ nấm chỉ có tác dụng phòng trị một hoặc vài bệnh nhất định.
Ví dụ Kitazin P chỉ có tác dụng trị bệnh đạo ôn (Bệnh cháy lá) hại lúa. Có những loại lại có tác dụng trừ được rất nhiều loại nấm bệnh khác nhau, trên nhiều cây trồng khác nhau, ví dụ: các thuốc trừ nấm Boóc đô, Đồng oxyclorua, Benlat – Copper Sulfate ,…
Sử dụng có hiệu quả thuốc phòng và trừ bệnh
Nên sử dụng thuốc phòng bệnh khi thấy có những điều kiện phù hợp cho nấm bệnh phát triển (thường là sau khi có mưa kéo dài và độ ẩm không khí cao hoặc tại địa phương phát hiện đã nhiễm bệnh).
Khi thấy bệnh vừa chớm xuất hiện, cũng có thể ngắt những lá bị bệnh đem đốt đi và phun thuốc phòng để bệnh không lan sang cây khác. Với những cây có giá trị kinh tế cao, nên phun thuốc phòng bệnh theo định kỳ.
Khi bệnh có dấu hiệu lan rộng thì nên phun thuốc trừ bệnh, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến cán bộ kỹ thuật ở địa phương để chọn loại thuốc trị bệnh hữu hiệu nhất cho loại bệnh cần trừ. Trong một số trường hợp, có các tổ nấm cùng xuất hiện một lúc nên một loại thuốc trừ bệnh có thể không loại bỏ được hết chúng. Để khắc phục có thể phun hỗn hợp hai loại thuốc phòng và trừ một lúc (như Metalaxyl + Mancozeb, Carbendazim + Sulfur…) bằng cách sử dụng các thuốc tổng hợp đã có sẵn ở thị trường hoặc tự mua từng loại riêng rẽ về và pha hỗn hợp trong bình phun. Thuốc trừ bệnh không như trừ sâu và cỏ dại, cần được sử dụng ở giai đoạn sớm vì không thể cứu cây trồng khi đã bị bệnh làm héo, thối,…
Trong các thuốc trừ nấm có một số loại nếu không sử dụng đúng kỹ thuật, thuốc sẽ gây hại cho cây trồng. Thuốc Boóc đô nếu không được pha chế đúng cách, khi phun dễ có khả năng gây cháy lá hoặc làm cho hoa bị hại; thuốc lưu huỳnh dùng vào những ngày bị nắng nóng nhiều có thể trở thành kém an toàn với cây.

MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THUỐC TỪ SÂU ĐẾN SÂU HẠI

MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM THUỐC TỪ SÂU ĐẾN SÂU HẠI 
Thuốc trừ sâu có thể tác động đến sâu hại theo nhiều cách khác nhau:
Tác động đến đường ruột, còn gọi là tác động vị độc:Thuốc sâu được phun, rải trên lá, thân cây,… khi sâu ăn thuốc cùng thức ăn (lá cây, vỏ thân cây,…) xâm nhập vào bộ máy tiêu hoá của sâu rồi gây độc cho sâu hại.
Tác động tiếp xúc: Khi phun xịt thuốc lên cơ thể côn trùng hoặc côn trùng di chuyển trên thân lá của cây có phun thuốc, thuốc sẽ thấm qua da đi vào bên trong cơ thể rồi gây độc cho sâu hại.
Tác động xông hơi: Thuốc ở thể khí (hoặc thuốc ở thể lỏng hay thể rắn nhưng có khả năng bay hơi ở điều kiện thường, chuyển sang thể khí) xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua các lỗ  thở (qua đường hô hấp) rồi gây độc hại.
Tác động thấm sâu: Sau khi thuốc BVTV được phun lên mặt lá, lên thân cây, thuốc có khả năng xâm nhập vào bên trong mô thực vật và diệt được những sâu hại ẩn náu trong mô cây. (ví dụ: Sâu non của sâu vẽ bùa hại lá cam quýt).
Tác động nội hấp (hay lưu dẫn): Thuốc BVTV được phun lên cây hoặc tưới, bón vào gốc; thuốc có khả năng hấp thụ vào bên trong, dịch chuyển đến các bộ phận khác của cây, gây độc cho những loại sâu chích hút nhựa cây.
Những thuốc trừ sâu có tác động thấm sâu hay lưu dẫn sau khi phun lên lá được > 6 giờ nếu có gặp mưa ít bị rửa trôi, do thuốc đã có đủ thời gian xâm nhập  vào bên trong thân, lá.
Tác động gây ngán: Sâu hại mới bắt đầu ăn phải những bộ phận của cây có nhiễm thuốc có tác động gây ngán thì đã ngừng ngay, không ăn. Sau cùng sâu sẽ chết vì đói.
Tác động xua đuổi: Thuốc sâu hại phải di dời ra xa các bộ phận có phun xịt thuốc, do vậy không gây hại được cho cây.
Đặc điểm chung của các thuốc trừ sâu
– Đa số những thuốc trừ sâu dùng trong sản xuất nông nghiệp đều là những chất hữu cơ tổng hợp :
Thuốc trừ sâu lân hữu cơ, thuốc trừ sâu Pyrethroid (Cúc trừ sâu tổng hợp), thuốc điều hoà sinh trưởng côn trùng, (như Atabron, Nomolt…), thuốc trừ sâu Cacbamat, và các hợp chất hữu cơ khác (Padan, Trebon, Confidor, Regent,…).
Một số loại thuốc trừ sâu không phải là những hợp chất hoá học do con người tổng hợp ra, chúng là những chế phẩm chứa những vi sinh vật hoặc những độc tố do vi sinh vật tạo ra có tác dụng trừ sâu: Bacterine, Xentari, NPV, Beauverine,…
Ngoài ra có một số thuốc trừ sâu có nguồn gốc thực vật: Fortenone (Rotenone) chế từ rễ cây ruốc cá, thuốc trừ sâu Nimbecidine chế từ hạt cây Neem (xoan ấn độ).
-Thuốc trừ sâu thường tác động đến sâu hại ở giai đoạn sâu non (ấu trùng). Sâu non ở tuổi càng nhỏ càng dễ mẫn cảm với thuốc, dễ bị thuốc gây độc. Trưởng thành của nhiều loại sâu hại cũng dễ bị thuốc gây độc (rầy nâu, bọ xít, bọ cánh cứng,…).
– Thuốc trừ sâu thường ít có hiệu quả đối với giai đoạn nhộng. Đa số các thuốc trừ sâu tổng hợp hữu cơ tác động đến hệ thần kinh côn trùng, có tác động tiếp xúc, vị độc, và cả xông hơi, diệt côn trùng tương đối nhanh: Thuốc trừ sâu lân hữu cơ, Cacbamat, cúc trừ sâu …
Một số thuốc trừ sâu có tác động chủ ngăn cản sự lột da của sâu non và ấu trùng và hiệu lực trừ sâu thể hiện chậm hơn: Atabron, Nomolt, Applaud…
Có loại thuốc trừ sâu lại tác động chủ yếu đến hệ tiêu hoá, phá huỷ vách ruột côn trùng: Thuốc trừ sâu BT.
Thuộc về nhóm thuốc trừ sâu còn có những hợp chất tuy không gây độc trực tiếp cho sâu hại nhưng lại góp phần hạn chế đáng kể tác hại của chúng đến mùa màng, chất dẫn dụ Methyl Eugenol không gây độc trực tiếp cho côn trùng nhưng có tác dụng thu hút nhiều loại ruồi đục trái cây từ xa di chuyển đến nơi có phun thuốc khiến cho số lượng côn trùng bị nhiễm độc tăng cao (bẫy ruồi đục quả Vizubon D), từ đó mà làm tăng hiệu quả của thuốc trừ sâu. Hoặc  việc sử dụng những bẫy Pheromone trên đồng ruộng vào thời điểm côn trùng trưởng thành ra rộ sẽ ngăn cản sự ghép cặp để giao phối của chúng, khiến cho chúng không sinh sôi phát triển được. Sự hiểu biết về cơ chế tác động của thuốc trừ sâu đến sâu hại là cơ sở xây dựng kế hoạch dùng luân phiên thuốc trừ sâu trên các ruộng vườn chuyên canh nhằm ngăn ngừa hoặc khắc phục hiện tượng kháng thuốc của sâu hại.
– Tính độc của thuốc trừ sâu đối với người và động vật có ích thay đổi nhiều tùy theo nhóm thuốc, loại thuốc, dạng thành phần.
Có những thuốc rất ít độc với người và động vật máu nóng: BT, Applaud, Nomolt,… chúng được khuyến khích sử dụng trừ sâu trên rau xanh, trái cây,… có những thuốc có độ độc cấp tính tương đối cao đối với người và động vật máu nóng: Methomyl,… lại có những thuốc có tính độc cao với ong hoặc đối với cá hoặc đối với thiên địch của sâu hại: Thiodan,… Trước khi quyết định chọn mua một loại thuốc trừ sâu, cần đọc kỹ phần giới thiệu trên nhãn thuốc về những nội dung nêu trên để cân nhắc, lựa chọn được loại thuốc thích hợp.

ISO 14001:2015 SẼ MANG LẠI NHỮNG GÌ?-0905527089


ISO 14001:2015 SẼ MANG LẠI NHỮNG GÌ?-0905527089

----------------------------------------------------------------

ISO 9001:2015 sẽ mang lại những lợi ích gì với doanh nghiệp hoặc tổ chức của bạn?
Có nhiều lý do tại sao một tổ chức nên tiếp cận một cách có chiến lược để cải tiến hệ thống quản lý môi trường. Có rất nhiều lợi ích khi chỉ ra sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO
ISO 9001:2015

 • Thể hiện phù hợp với các yêu cầu luật định ở hiện tại và tương lai, Tuân thủ các quy định về môi trường ở từng nước

• Tăng sự tham gia của lãnh đạo và nhân viên vào quản lý môi trường

• Tiết kiệm chi phí về rác thải, tái chế và tiêu thụ

• Tạo ưu thế hơn các đối thủ khi thầu các dự án kinh doanh mới

• Quản lý các mối nguy về môi trường

• Chúng minh rằng tổ chức của bạn là một tổ chức có trách nhiệm với tương lai
• Giúp nhân viên nhận thức tốt hơn rằng họ đang làm việc trong một tổ chức thân thiện với môi trường.

• Nâng cao uy tín của công ty và sự tin tưởng của các bên liên quan thông qua các chiến lược truyền thông

• Đạt được mục tiêu chiến lược kinh doanh bằng cách kết hợp các vấn đề môi trường vào quản lý kinh doanh

• Cung cấp một lợi thế về tài chính và lợi thế cạnh tranh thông qua hiệu quả cải tiến và giảm chi phí

• Khuyến khích các hoạt động môi trường tốt hơn bằng cách tích hợp chúng vào hệ thống kinh doanh của tổ chức

-------------------------------------------

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: Mr.Linh-0905527089


CÔNG BỐ HỢP QUY PHỤ GIA, CỐT LIỆU CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA- 0905527089


CÔNG BỐ HỢP QUY PHỤ GIA, CỐT LIỆU CHO BÊ TÔNG VÀ VỮA- 0905527089



Việc Công bố hợp quy phụ gia, cốt liệu cho bê tông và vữa là việc làm được quy định tại  QCVN 16:2014/BXD, việc làm này mang tính chất bắt buộc với những đơn vị sản xuất hay nhập khẩu kinh doanh trên thị trường Việt Nam



Công bố hợp quy phụ gia, cốt liệu cho bê tông và vữa là gì?

Phụ gia cho bê tông và vữa là các chất được đưa vào trong quá trình sản xuất bê tông và vữa để đạt được chỉ tiêu chất lượng yêu cầu nhưng không gây ảnh hưởng xấu đến tính chất của hỗn hợp bê tông, bê tông, vữa sau khi đóng rắn và cốt thép trong bê tông



Cốt liệu là các vật liệu rời nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo có thành phần hạt xác định, khi nhào trộn với xi măng và nước, tạo thành bê tông hoặc vữa



Việc Công bố hợp quy phụ gia, cốt liệu cho bê tông vàvữa là việc làm chứng minh sản phẩm của đơn vị đạt chuẩn theo  quy định thực hiện chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng và đảm bảo sản phẩm không gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình cũng như sức khỏe người sử dụng.



Những sản phẩm bắt buộc Công bố hợp quy phụ gia, cốt liệu cho bê tông và vữa

Cụ thể, việc Công bố hợp quy phụ gia, cốt liệu cho bê tông và vữa được áp dụng với những sản phẩm như sau:



Phụ gia cho bê tông và vữa được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam (không áp dụng cho sản phẩm phụ gia cho bê tông và vữa nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu, hàng triển lãm hội chợ có khối lượng mỗi loại sản phẩm không lớn hơn 100 kg với phụ gia dạng bột, 50 lít với phụ gia dạng lỏng; hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá quá cảnh) Bao gồm phụ gia khoáng và phụ gia hóa học

Phụ gia khoáng là vật liệu vô cơ thiên nhiên hoặc nhân tạo ở dạng nghiền mịn được đưa vào trong quá trình trộn nhằm mục đích cải thiện thành phần cỡ hạt và cấu trúc của đá xi măng, bê tông và vữa

Phụ gia hoá học là chất được đưa vào trước hoặc trong quá trình trộn với một liều lượng nhất định (không lớn hơn 5 % khối lượng xi măng) nhằm mục đích thay đổi một số tính chất của hỗn hợp bê tông, bê tông và vữa sau khi đóng rắn.



Cốt liệu cho bê tông và vữa được sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam.( không áp dụng cho sản phẩm cốtliệu cho bê tông và vữa nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu, hàng triển lãm hội chợ có khối lượng mỗi loại sản phẩm không lớn hơn 500 kg; hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá quá cảnh.) Bao gồm cốt liệu nhỏ và cốt liệu lớn

Cốt liệu lớn là hỗn hợp các hạt cốt liệu có kích thước từ 5 mm đến 70 mm. Cốt liệu lớn có thể là đá dăm, sỏi, sỏi dăm (đập hoặc nghiền từ sỏi) và hỗn hợp từ đá dăm và sỏi hay sỏi dăm.

Cốt liệu nhỏ bao gồm cát xây dựng



--------------------------------------------

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Hotline: Mr.Linh-0905527089

www.vietcert.org


GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

GIẢI THÍCH MỘT SỐ THUẬT NGỮ CƠ BẢN VỀ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
1. Tên thuốc
– Tên thương mại: do Công ty sản xuất hoặc phân phối thuốc đặt ra để phân biệt sản phẩm giữa Công ty này và Công ty khác. Tên thương mại gồm 3 phần: tên thuốc, hàm lượng hoạt chất và dạng thuốc. Thí dụ thuốc trừ sâu Basudin 10 H, trong đó Basudin là tên thuốc, 10 là 10% hàm lượng hoạt chất và H là dạng thuốc hạt.
– Tên hoạt chất: là thành phần chủ yếu trong thuốc có tác dụng tiêu diệt dịch hại. Tên hoạt chất của Basudin là Diazinon.
– Phụ gia: là những chất trơ, không mang tính độc được pha trộn vào thuốc để tạo thành dạng thương phẩm giúp cho việc sử dụng dễ dàng.
2. Nồng độ, liều lượng
– Nồng độ: lượng thuốc cần dùng để pha loãng với 1 đơn vị thể tích dung môi, thường là nước. (đơn vị tính là %, g hay cc thuốc/số lít nước của bình phun).
– Liều lượng: lượng thuốc cần áp dụng cho 1 đơn vị diện tích (đơn vị tính là kg/ha, lít/ha ).
3. Dịch hại: là những sinh vật, vi sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản, làm thất thu năng suất hoặc làm giảm phẫm chất nông sản. Các loài dịch hại thường thấy là sâu, bệnh, cỏ dại, chuột, cua, ốc, tuyến trùng, nhện…
4. Phổ tác động: là nhiều loài dịch hại khác nhau mà loại thuốc đó có thể tác động đến.
– Phổ rộng: thuốc có thể trừ được nhiều dịch hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau.
– Phổ hẹp: (còn gọi đặc trị) thuốc trừ được ít đối tượng gây hại (một loại thuốc trừ dịch hại có tính chọn lọc càng cao thì phổ tác động càng hẹp).
5. Phòng trị
– Phòng: ngăn chặn không cho tác nhân gây hại xâm nhập và phát triển trong cây trồng.
– Trị: bao vây, tiêu diệt các tác nhân gây hại trước hoặc sau khi chúng đã xâm nhập vào cây.
6. Độ độc
– LD50: Chỉ số biểu thị độ độc cấp tính của một loại thuốc BVTV đối với động vật máu nóng (đơn vị tính là mg chất độc/Kg trọng lượng chuột). Chỉ số LD50 chính là lượng chất độc gây chết 50% số cá thể chuột trong thí nghiệm. LD50 càng thấp thì độ độc càng cao.
– LC50: độ độc của một hoạt chất có trong không khí hoặc nước (đơn vị tính là mg chất độc/thể tích không khí hoặc nước). Chỉ số LC50 càng thấp thì độ độc càng cao.
– Ngộ độc cấp tính: thuốc xâm nhập vào cơ thể một lần, gây nhiễm độc tức thời biểu hiện bằng những triệu chứng đặc trưng.
– Ngộ độc mãn tính: khi thuốc xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ, nhiều lần trong thời gian dài, thuốc sẽ tích lũy trong cơ thể đến một lúc nào đó cơ thể sẽ suy yếu, có những bộ phận trong cơ thể bị tổn thương do tác động của thuốc phát huy tác dụng.
7. Tính chống thuốc của sinh vật hại: là khả năng của sinh vật hại chịu đựng được liều thuốc độc gây tử vong cho các cá thể khác trong chủng quần. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính chống thuốc của sâu hại là:
– Yếu tố di truyền (Khả năng có thể truyền lại cho thế hệ sau).
– Yếu tố sinh học (hệ số sinh sản, số lứa trong năm…).
– Yếu tố sinh thái (điều kiện khí hậu, nguồn dinh dưỡng…).
– Yếu tố canh tác (phân bón, giống trồng…).
– Yếu tố áp lực sử dụng thuốc trên chủng quần (nồng độ, liều lượng, số lần phun trong cùng một vụ trồng).
a. Cơ chế chống thuốc của sâu hại
Người ta thấy sâu hại có những phản ứng chống thuốc sâu:
– Phản ứng lẫn tránh: sâu không ăn thức ăn có thuốc hoặc di chuyển xa.
– Hạn chế hấp thụ chất độc vào cơ thể: lớp da chứa cutin sẽ dầy thêm.
– Phản ứng chống chịu sinh lý và tích lũy: chất độc sẽ tích lũy ở mô mỡ, hoặc ở nơi ít độc cho cơ thể, làm giãm khả năng liên kết men ChE. với chất độc gốc lân hoặc các- ba-mát hữu cơ.
– Cơ chế giải độc: chất độc được chuyển hóa thành chất ít độc hơn (DDT chuyển hóa thành DDE).
b. Biện pháp ngăn ngừa sự phát triển hình thành tính chống chịu thuốc của sâu hại
– Dùng thuốc hợp lý: hiểu rõ sinh vật hại, áp dụng biện pháp bốn đúng.
– Áp dụng chiến lược thay thế: sử dụng từng nhóm thuốc cho từng vùng, khu vực trong từng thời điểm riêng. Có kế hoạch khảo sát thuốc mới để thay thế thuốc cũ.
– Dùng thuốc hỗn hợp: hỗn hợp thuốc với dầu thực vật hoặc dầu khoáng sẽ làm chậm phát triển tính kháng thuốc của sinh vật hại.
– Áp dụng IPM: phát triển quan điểm mới về sử dụng thuốc trong IPM như áp dụng thuốc có nguồn gốc sinh học, luân phiên sử dụng thuốc, thuốc ít độc để bảo vệ thiên địch.
8. Thời gian cách ly (PHI: PreHarvest Interval): là khoảng thời gian từ khi phun thuốc lần cuối đến khi thu hoạch nông sản nhằm đảm bảo cho thuốc bảo vệ thực vật có đủ thời gian phân hủy đến mức không còn có thể gây ra những tác động xấu đến cơ thể của người và gia súc khi tiêu thụ nông sản đó.
9. Dư lượng: là lượng chất độc còn lưu lại trong nông sản hoặc môi trường sau khi phun thuốc BVTV. Dư lượng được tính bằng g (microgram) hoặc mg (miligram) lượng chất độc trong 1 kg nông sản hoặc thể tích không khí, nước đất… Trường hợp dư lượng quá nhỏ, đơn vị còn được tính bằng ppm (phần triệu) hoặc ppb (phần tỉ).
– MRL (Maximum Residue Limit): mức dư lượng tối đa cho phép lưu tồn trong nông sản mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi.
– ADI (Acceptable Daily Intake): lượng chất độc chấp nhận hấp thu vào cơ thể, không gây hại cho người hoặc vật nuôi trong 1 ngày, được tính bằng mg hay g hợp chất độc cho đơn vị thể trọng.