Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Quy trình vắt sữa thủ công - 0905727089

Quy trình vắt sữa thủ công


Kết quả hình ảnh cho quy trình vắt sữa bò

Dọn vệ sinh chuồng trại
Đưa ra khỏi máng phần thức ăn thừa.
Dọn phân trên nền chuồng và dội rửa nền chuồng bằng nước.
Dùng dây mềm cố định đuôi bò vào hai chân sau.
Vệ sinh thân thể và bầu vú của bò sữa:
- Lau thật khô bầu vú bằng khăn mềm, sạch.
Xoa bóp nhẹ lên bầu vú để kích thích.
Vắt bỏ những tia sữa đầu tiên vào ca, sau đó thu vào xô riêng, không đổ xuống nền chuồng.
Vắt một vài tia sữa vào một chiếc ca hoặc tách đáy đen và quan sát xem sữa có bình thường không.
Bước 3: Vắt sữa thủ công
Cần sử dụng 2 tay, vắt cả hai núm vú cùng lúc theo đường chéo: trước trái - sau phải, trước phải - sau trái.
Phương pháp vắt vuốt núm vú: Kẹp núm vú giữa ngón trỏ và ngón cái, sau đó kéo xuống phía dưới, đẩy sữa theo chiều ống núm vú cho đến khi sữa ra khỏi lỗ mở núm vú. áp dụng trong trường hợp bò cái có núm vú ngắn.
Phương pháp vắt nắm: Dùng ngón cái và ngón trỏ nắm chặt phía trên núm vú làm cho sữa không trở lại bầu vú được nữa. Lần lượt nắm và xiết chặt các ngón tay lại, làm cho sữa bị đẩy ra ngoài. Sau đó lại mở bàn tay cho sữa chảy xuống núm vú và tiếp tục làm như vậy.
Kết quả hình ảnh cho quy trình vắt sữa bò
Khi những tia sữa cuối cùng rất nhỏ và yếu thì dừng vắt sữa, dùng 2 tay xoa lên bầu vú theo chiều từ trên xuống để kích thích lần nữa. Một tay giữ phía trên bầu vú còn tay kia vắt nốt lượng sữa cuối cùng.
Bước 5: Phòng bệnh viêm vú
Nhúng sát trùng núm vú: nhúng núm vú vào một trong các dung dịch sát trùng như iốt 1-2%, lodamam; dung dịch Lugol… (Chú ý: Nhúng ngập 3/4 núm vú trong cốc dung dịch).
Cho bò ăn ngay để bò không nằm xuống, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào ống vú, vì lỗ mở ống núm vú chỉ đóng hoàn toàn sau 30-40 phút.
Chú ý: Phải lọc sữa trước khi đổ vào bình chứa.
Chuyển ngay sữa đến điểm thu gom hoặc nơi tiêu thụ.
Để vắt sữa đạt hiệu quả cao, đảm bảo chất lượng và vệ sinh, cần tuân thủ một số quy định sau đây:
Dụng cụ vắt và chứa sữa làm bằng nhôm hoặc thép không gỉ, cọ rửa cẩn thận sau mỗi lần sử dụng.
Người vắt sữa không mắc bệnh truyền nhiễm. Trước khi vắt, phải rửa tay bằng xà phòng, lau khô cẩn thận.
Luôn bảo đảm cho bò trong trạng thái bình thường, không gây ra những biến động.
Việc vắt sữa phải được tiến hành do cùng 1 người, vào thời gian nhất định, theo một trình tự vắt sữa.
Số lần vắt sữa mỗi ngày tùy thuộc vào năng suất sữa: vắt 2 lần mỗi ngày nếu bò có năng suất dưới 18kg và 3 lần mỗi ngày nếu năng suất trên 18kg.
Tốc độ vắt sữa bảo đảm vừa phải, không nên quá nhanh hay quá chậm, đảm bảo thời gian vắt sữa chỉ kéo dài 5 - 6 phút.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA THỰC PHẨM - 0905727089

CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA 

THỰC PHẨM



Chất lượng một thực phẩm được đánh giá dựa trên nhiều chỉ tiêu khác nhau. Có nhiều phương pháp phân loại các chỉ tiêu, có 2 phương pháp đánh giá thường gặp.

1/ Chỉ tiêu chất lượng thực phẩm theo các lĩnh vực của khoa học tự nhiên, chia thành những nhóm chính như sau: vật lý, hóa học, hóa lý, sinh học và hóa sinh.

a) Chỉ tiêu vật lý:

· Đối với những thực phẩm dạng rắn, người ta thường chú ý đến những chỉ tiêu như hình dạng, kích thước, khối lượng, độ giòn, độ dẻo hoặc độ dai…

· Đối với những thực phẩm dạng lỏng, các chỉ tiêu vật lý quan trọng là thể tích 1 đơn vị sản phẩm, tỷ trọng…
Kết quả hình ảnh cho hình dạng thực phẩm

b) Chỉ tiêu hóa học:

Kết quả hình ảnh cho liên kết hóa học·
 Chỉ tiêu hóa học sẽ liên quan đến hàm lượng các hợp chất hóa học có trong thực phẩm. Các hợp chất có thể được chia thành những nhóm như sau:

- Các chất liên quan đến dinh dưỡng như nước, glucid, protein, lipit, vitamin, khoáng, các acid trong thực phẩm… Tuy nhiên, tùy theo từng loại thực phẩm mà người ta sẽ định lượng một số hợp chất dinh dưỡng tiêu biểu trong thực phẩm.

- Phụ gia và chất hỗ trợ kỹ thuật:

+ Phụ gia là những chất được bổ sung vào trong thực phẩm nhằm cải thiện một tính chất nào đó của thực phẩm. Các phụ gia thường gặp bao gồm chất màu, chất mùi, chất ức chế vi sinh vật, chất chống oxy hóa, chất nhũ hóa, chất tạo cấu trúc…

+ Chất hỗ trợ kỹ thuật được sử dụng giúp cho các quá trình chế biến diễn ra dễ dàng. Thông dụng là các chất phá bọt, chất trợ lọc, chất trợ lắng, chất hiệu chỉnh pH, chất xúc tác…

- Các chất khác. Ngoài các chất nêu trên, trong thực phẩm còn chứa nhiều hợp chất hóa học khác; chúng có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khỏe người tiêu dùng

+ Ảnh hưởng tốt: có một số loại như: alkaloid, flavonoid, glycoside…các hợp chất này có thể có nguồn gốc từ nguyên liệu chế biến hoặc được sinh ra trong quá trình chế biến.

+ Ảnh hưởng xấu: các hợp chất có nguồn gốc như trên, nhưng nếu trong nguyên liệu ban đầu có chứa độc tố.

c) Chỉ tiêu hóa lý: liên quan đến những tính chất và sự ổn định của các hệ phân tán.

· Đối với hệ nhũ tương (vd như sữa động vật, sữa đậu nành…) và hệ huyền phù (vd như nước trái cây dạng đục) thì các chỉ tiêu hóa lý quan trọng là tỷ lệ, mức độ phân bố, độ bền giữa pha phân tán và pha liên tục…

· Đối với hệ bọt (vd như bia), người ta thường quan tâm đến độ bền bọt.

· Ngoài ra, các chỉ tiêu hóa lý còn liên quan đến sự chuyển pha.

d) Chỉ tiêu sinh học: được chia thành hai nhóm liên quan đến dinh dưỡng và vi sinh vật.

· Chỉ tiêu sinh học liên quan đến dinh dưỡng.

· Các chỉ tiêu vi sinh vật quan trọng bao gồm tổng số vi sinh vật hiếu khí, tổng số nấm men, nấm sợi và hàm lượng một số loài vi sinh vật gây bệnh thường gặp.

Kết quả hình ảnh cho vi sinh vật
e) Chỉ tiêu hóa sinh: liên quan đến hoạt tính các enzyme.

f) Chỉ tiêu về bao bì: một số chỉ tiêu phổ biến là hình dạng, kích thước, khối lượng, bản chất vật liệu, độ kín của báo bì, nội dung thông tin được in trên bao bì, giá trị thẩm mỹ của bao bì…

2/ Chỉ tiêu chất lượng thực phẩm dựa trên cơ sở khoa học của phương pháp phân tích, được chia thành ba nhóm: hóa lý, sinh học và cảm quan.

a) Chỉ tiêu hóa lý: được định lượng bởi các thiết bị phân tích, dựa trên nền tảng lý thuyết của các ngành khoa học về vật lý, hóa học và hóa lý.

b) Chỉ tiêu sinh học: được xác định bằng những phương pháp sinh học, dựa trên cơ sở khoa học là quá trình trao đổi chất.

c) Chỉ tiêu cảm quan: được đánh giá bằng cachs sử dụng các giác quan của con người. Một số chỉ tiêu cảm quan thường gặp như: màu sắc, độ trong, mùi, vị...

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SƠN

  Các loại sơn phải chứng nhận hợp quy:
 Theo quy định của Quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD thì tất cả các loại sơn sau đây đều phải chứng nhận hợp quy:

Nhóm sơn tường dạng nhũ tương
Nhóm sơn Epoxy
Nhóm sơn Alkyd
Việc chứng nhận hợp quy sơn với Các loại sơn theo quy chuẩn mà doanh nghiệp, tổ chức sản xuất hay nhập khẩu phải được chứng nhận trước khi lưu thông trên thị trường.
Hướng dẫn đăng ký chứng nhận hợp quy sơn:
– Liên hệ bộ phận chuyên trách để được tư vấn, hướng dẫn
– Chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký cho sản phẩm để được tiến hành chứng nhận
– Sau khi đánh giá sản phẩm sơn đăng ký, lấy mẫu thử nghiệm có kết quả
– Bộ phận chuyên môn đánh giá kết quả và hồ sơ để tiến hành cấp chứng nhận hợp quy sơn đăng ký.
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Ms Thủy Tiên -0903 505 783
Mail: nghiepvu1@vietcert.org


CHỨNG NHẬN HỢP QUY BAO BÌ ĐỰNG THỰC PHẨM


Chúng ta đều biết tất cả các doanh nghiệp kinh doanh bên thực phẩm hay các sản phẩm khác đều phải dùng một loại bao bì nào đó để bao gói, chứa đựng, bảo quản và vận chuyển sản phẩm của mình. Bao bì nói chung và bao bì thực phẩm nói riêng là một lĩnh vực rất rộng, được ứng dụng trong hầu hết các ngành công nghiệp và tiêu dùng của xã hội. Cũng chính vì thế mà việc bắt buộc các nhà sản xuất hay kinh doanh cần phải công bố chứng nhận hợp quy bao bì chứa đựng thực phẩm là không thể bỏ qua.
Thủ tục công bố bao bì chứa đựng thực phẩm:
Ở bài viết này chúng tôi sẽ đi vào hướng dẫn tổng quan về Thủ tục công bố bao bì chứa đựng thực phẩm này như sau:

Các văn bản pháp lý quy định việc công bố bao bì chứa đựng thực phẩm:

Bao bì chứa đựng thực phẩm nằm trong nhóm sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cho nên bạn có thể xem trong bài  Căn cứ pháp lý thực hiện hợp quy sản phẩm tiếp xúc thực phẩm
Theo đó việc công bố bao bì chứa đựng thực phẩm tiếp xúc với thực phẩm ăn liền sẽ đăng ký giấy đủ điều kiện ATVSTP và công bố hợp quy ở Sở y tế; bao bì chứa đựng thực phẩm tiếp xúc với thực phẩm đóng gói sẽ đăng ký giấy đủ điều kiện ATVSTP tại Sở công thương và rồi mới tiến hành công bố hợp quy tại Sở y tế
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Ms Thủy Tiên -0903 505 783
Mail: nghiepvu1@vietcert.org


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - 0905727089


Nước - nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống của con người, sự phát triển bền vững của mọi quốc gia và là ưu tiên hàng đầu để phát triển bền vững

Phát triển bền vững không phải là một khái niệm mới, mà thực ra đã được sử dụng trong quản lý các tài nguyên có khả năng tái tạo. Con người hoàn toàn có khả năng làm cho phát triển được bền vững, đảm bảo tài nguyên đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của mình mà không gây phương hại đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đồng thời giảm thiểu tổn hại tới hệ thống kinh tế- xã hội và môi trường.

Nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi hoạt động của con người trên hành tinh. Việc đáp ứng nhu cầu về nước đảm bảo cả về chất lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững.

Kể từ đầu thế kỷ 20, lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng 7 lần, chủ yếu do sự gia tăng dân số và nhu cầu về nước của từng cá nhân. Cùng với sự gia tăng dân số và khát vọng cải thiện cuộc sống của mỗi quốc gia và của từng cá nhân thì nhu cầu về nước ngày càng gia tăng là điều tất yếu. Vì vậy, trên thực tế việc đảm bảo cấp nước đáp ứng về chất lượng cho toàn bộ dân số toàn cầu và bảo tồn các hệ sinh thái vẫn còn là một mục tiêu xa vời. Do sự biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa, hiện nay nhiều nơi đã thường xuyên không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu. Vì thế, trong thế kỷ 21, thiếu nước sẽ là một vấn đề nghiêm trọng nhất trong các vấn đề về nước, đe doạ quá trình phát triển bền vững.

Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng. Ở một số quốc gia, lượng nước cho mỗi đầu người đang bị giảm đáng kể. Hội nghị về nước của Liên hợp quốc vào năm 1997 đã thống nhất “Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa vị kinh tế, xã hội đều có quyền tiếp cận nước uống với số lượng và chất lượng đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản của mình”, theo đó, tiếp cận với nước uống là quyền cơ bản của con người. Tuy nhiên, cho đến nay, số người thiếu nước uống sạch an toàn vẫn đang không ngừng gia tăng. Vì vậy, mối lo về nước không phải của riêng một quốc gia nào.



Nước đang trở thành tâm điểm tại nhiều diễn đàn lớn thế giới. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường tại Johannesburg, Nam Phi, nước được xếp ở vị trí cao nhất trong số 5 ưu tiên để phát triển bền vững (WEHAB), đó là: Nước-W; Năng lượng-E; Sức khoẻ-H; Nông nghiệp-A; và Đa dạng sinh học-B.

Việt Nam luôn khẳng định “nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước” và vì vậy, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực tăng cường và kiện toàn, thể chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước,  đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam cũng như hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới và khu vực để quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước nhằm góp phần vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước cũng như của thế giới và khu vực.

1. KHÁT QUÁT VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VIỆT NAM
Việt Nam có 3450 sông, suối với chiều dài từ 10 km trở lên. Các sông suối này nằm trong 108 lưu vực sông được phân bố và trải dài trên cả nước.

Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên nước khá phong phú cả về lượng mưa, nguồn nước mặt trong các hệ thống sông, hồ và nguồn nước dưới đất.

Về lượng mưa: lượng mưa trung bình năm của Việt Nam vào khoảng 1940-1960mm (tương đương tổng lượng nước khoảng 640 tỷ m3/năm), thuộc số quốc gia có lượng nước mưa vào loại lớn trên thế giới. Tuy nhiên, lượng mưa của Việt Nam phân bố rất không đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa tập trung chủ yếu trong 4-5 tháng mùa mưa (chiếm 75-85% tổng lượng mưa năm), lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm 15-25%. Khu vực có lượng mưa lớn là các khu vực phía Đông Trường Sơn thuộc vùng Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và khu vực trung du, miền núi Bắc Bộ.

Về nước mặt: tổng lượng dòng chảy hàng năm khoảng 830-840 tỉ m3, trong đó tập trung chủ yếu (khoảng 57%) ở lưu vực sông Cửu Long, hơn 16% ở lưu vực sông Hồng-Thái Bình, hơn 4% ở lưu vực sông Đồng Nai, còn lại ở các lưu vực sông khác. Tuy nhiên, lượng nước sinh ra ở phần lãnh thổ Việt Nam chỉ chiếm khoảng 310-315 tỷ m3/năm (khoảng 37%), chủ yếu thuộc các lưu vực sông Hồng-Thái Bình, Đồng Nai, Cả, Ba, Vũ Gia-Thu Bồn.



Để đáp ứng các yêu cầu trữ lượng, điều tiết dòng chảy phục vụ cấp nước trong mùa khô và phòng, chống và giảm lũ, lụt trong mùa mưa, Việt Nam đã, đang và tiếp tục phát triển hệ thống các hồ chứa nước. Theo kết quả thống kê, rà soát sơ bộ, cả nước có trên 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã vận hành, đang xây dựng hoặc đã có quy hoạch xây dựng với tổng dung tích trên 65 tỷ m3. Trong đó, khoảng 2.100 hồ đang vận hành, tổng dung tích hơn 34 tỷ m3 khoảng 240 hồ đang xây dựng, tổng dung tích hơn 28 tỷ m3,  trên 510 hồ đã có quy hoạch, tổng dung tích gần 4 tỷ m3. Trong số các hồ nêu trên, có khoảng 800 hồ thủy điện, tổng dung tích trên 56 tỷ m3, gồm 59 hồ đang vận hành, 231 hồ đang xây dựng và hơn 500 hồ đã có quy hoạch xây dựng và  hơn 2.100 hồ chứa thủy lợi, tổng dung tích hơn 9 tỷ m3, phần lớn là hồ chứa nhỏ, đã xây dựng xong, đang vận hành. Các lưu vực sông có số lượng hồ chứa và tổng dung tích các hồ chứa lớn gồm: sông Hồng, gẩn 30 tỷ m3; sông Đồng Nai, trên 10 tỷ m3, sông Sê San, gần 3,5 tỷ m3; sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Vũ Gia – Thu Bồn và sông Srêpok có tổng dung tích hồ chứa từ gần 2 tỷ m3 đến 3 tỷ m3. Có 19 tỉnh có tổng dung tích hồ chứa từ trên 1 tỷ m3 trở lên.

Về nước dưới đất: Tiềm năng nguồn nước dưới đất của Việt Nam là tương đối lớn, ước tính khoảng 63 tỷ m3/năm, tập trung chủ yếu ở các khu vực đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên.
 
2. TÀI NGUYÊN NƯỚC VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Trong vài thập kỷ gần đây, Việt Nam đã đạt được những thành tựu phát triển to lớn cả về kinh tế và xã hội. Tỷ lệ nghèo đói trên cả nước đã được giảm đáng kể. Kinh tế Việt Nam có mức tăng trưởng vượt bậc, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Để có được những thành tựu trên không thể phủ nhận sự đóng góp vô cùng quan trọng của tài nguyên nước. Nước còn là yếu tố quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lượng thực, an ninh năng lượng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nước cho nông nghiệp: nước có vai trò chủ đạo trong những thành tựu đạt được về sản xuất lúa gạo ở Việt Nam, góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Hiện nay, nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhiều nhất ở hai vùng đồng bằng là đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, chiếm tỷ lệ 70% lượng nước sử dụng. Nước cũng đóng vai trò quyết định trong sự tăng trưởng các sản phậm cây công nghiệp, như: chè, cà phê, hồ tiêu, mía đường, cao su...

Nước cho năng lượng: Nước cũng đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng của Việt Nam trong điều kiện nhu cầu về năng lượng không ngừng gia tăng. Tiềm năng thuỷ điện của Việt Nam là khá lớn, tập trung chủ yếu trên lưu vực sông Hồng, sông Đồng Nai và các lưu vực sông ở miền Trung và Tây nguyên. Năm 2010, thuỷ điện đã đóng góp khoảng 40% tổng sản lượng điện toàn quốc. Dự báo tổng công suất thuỷ điện đến năm 2025 là 33.310MW, trong đó trên 80% trong số này là từ các nhà máy thuỷ điện xây dựng trên các sông của Việt Nam.

Nước cho sinh hoạt và vệ sinh: đến nay hầu hết các thành phố, thị xã ở Việt Nam đều có hệ thống cấp nước tập trung và khoảng 300/635 thị trấn, thị tứ có dự án xây dựng hệ thống cấp nước tập trung. Tổng công suất thiết kế các nhà máy nước ở các khu vực đô thị đạt khoảng 5,4 triệu m3/ngày, nhưng mới chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu sử dụng nước của các đô thị. Hịện nay, với yêu cầu cấp nước cho khoảng 30 triệu người dân cùng với nhu cầu nước cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, vệ sinh môi trường tại các đô thị thì cần khoảng từ 8 đến 10 triệu m3/ngày. Đối với khu vực nông thôn, đến nay có khoảng 62% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh, nhưng nếu xét theo tiêu chuẩn nước sạch thì tỷ lệ này chỉ đạt đạt khoảng 30%. Nguồn cấp nước cho sinh hoạt, vệ sinh của người dân ở nhiều đô thị và phần lớn khu vực nông thôn là từ nguồn nước dưới đất.

Ngoài ra, cũng không thể phủ nhận sự đóng góp quan trọng của nước trong sự tăng trưởng mạnh mẽ về sản lượng nuôi trông thủy sản trong những năm gần đây khi với mức tăng trưởng bình quân trên 12%/năm, đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, đồng thời tạo được nhiều cơ hội về việc làm cho người lao động. Tương tự, nước cũng đã góp phần không nhỏ trong sự phát triển các ngành sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong thời gian qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế, xã hội, công cuộc xóa đói, giảm nghèo, tài nguyên nước của Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó có thể giải quyết được trong một sớm một chiều mà trái lại, đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, nguồn lực cùng với sự nỗ lực tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là ý chí chính trị và quyết tâm của Đảng và Nhà nước. Có thể kể ra một số thách chính như sau:

 - Hơn 2/3 lượng nước trên các hệ thống sông của Việt Nam được hình thành từ ngoài lãnh thổ, trong khi cơ chế, chính sách hợp tác, chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia chưa hiệu quả.

- Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước vẫn tiếp tục gia tăng trong khi cơ chế kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, các hoạt động chặt phá rừng chưa hiệu quả cộng với tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đang ngày càng rõ rệt hơn. Thiên tai bão, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, nước biển dâng,...đang ngày càng gia tăng cả về mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng.

- Tăng trưởng kinh tế không ngừng dẫn đến nhu cầu nước của các ngành kinh tế-xã hội tăng lên trong khi tình trạng sử dụng nước lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn phổ biến cộng với nguồn nước tiếp tục bị suy thoái, cạn kiệt và cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước lạc hậu.

- Sức ép về dân số và chất lượng cuộc sống tiếp tục gia tăng trong một vài thập kỷ tới. Dự báo năm 2020 dân số Việt Nam tăng lên khoảng 98 triệu người và sẽ ổn định ở mức 120 triệu người trong vòng 2-3 thập kỷ sau nữa. Sự gia tăng dân số và yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ cần nhiều nước hơn cho phát triển sản xuất và dân sinh là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc gia.

- Mâu thuẫn, tranh chấp trong sử dụng nước tiếp tục gia tăng; nguồn lực đầu tư cho quản lý, bảo vệ tài nguyên nước không đáp ứng yêu cầu; hệ thống pháp luật về tài nguyên nước còn thiếu đồng bộ và việc triển khai thực hiện chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

3. QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Ở Việt Nam, tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với phát triển bền vững đã có sự chuyển biến rõ rệt cả về nhận thức và hành động. Theo đó, đã đặt ra yêu cầu phải quản lý bền vững và hiệu quả hơn các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; quản lý tài nguyên nước phải theo phương thức tổng hợp, sử dụng đa mục tiêu và phải gắn với các tài nguyên thiên nhiên khác - một phương thức quản lý tài nguyên nước đã được áp dụng thành công ở một số nước trên thế giới và ngày càng chứng tỏ là một phương thức quản lý hiệu quả đang được nhiều quốc gia nghiên cứu áp dụng.

Công tác quản lý tài nguyên nước không ngừng được tăng cường và đã có những bước tiến quan trọng trong cơ cấu tổ chức ngành nước từ trung ương đến địa phương với việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tách chức năng quản lý khỏi chức năng cung cấp các dịch vụ về nước là một bước đột phá hết sức quan trọng, đặc biệt là trong năm 2014 đã ban hành Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đồng thời, thể chế về tài nguyên nước cũng không ngừng được hoàn thiện và kiện toàn để đáp ứng yêu cầu quản lý trong tình hình mới: nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước đã được ban hành, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên phạm vi cả nước; công tác sắp xếp tổ chức cũng được chú trọng, Sở Tài nguyên và Môi trường đã được thành lập tại tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với các đơn vị chuyên trách trực thuộc để thực hiên nhiệm vụ quản lý tài nguyên nước trên địa bàn; công tác đào tạo và tăng cường nguồn nhân lực về quản lý tài nguyên nước luôn được quan tâm, coi trọng và được thực hiện đồng bộ ở tất cả các cấp.

Quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp và toàn diện đã trở thành quan điểm nhất quán của Việt Nam và đã được thể hiện xuyên suốt trong Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước năm 2006 “quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; Tài nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hoá; sớm xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước”; đồng thời, phương thức quản lý này cũng được thể hiện thống nhất trong các nghị định, quyết định, thông tư cũng như trong việc triển khai chính sách quản lý tài nguyên nước ở các cấp.

Đặc biệt, gần đây quan điểm quản lý tổng hợp, toàn diện tài nguyên nước đã được luật hóa và được quy định trong Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13  - văn bản pháp lý cao nhất về lĩnh vực tài nguyên nước. Theo đó, một trong những nguyên tắc quản lý tài nguyên nước đã được quy định trong Luật là: ”Việc quản lý tài nguyên nước phải bảo đảm thống nhất theo lưu vực sông, theo nguồn nước, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính.”  và ” Tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng cửa sông, nội thủy, lãnh hải; giữa thượng lưu và hạ lưu, kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác”. Cùng với nguyên tắc này, Luật cũng đã thể chế các quy định, biện pháp cụ thể để thực hiện phương thức quản lý tổng hợp tài nguyên nước trong các hoạt động quy hoạch, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra,...

Luật tài nguyên nước năm 2012 thay thế cho Luật tài nguyên nước năm 1998 cơ bản khắc phục được những bất cập, tồn tại của văn bản này đã được đánh giá, tổng kết từ thực tiễn 13 năm thực hiện, như đối tượng quản lý tài nguyên nước không còn bị bó hẹp chỉ về chất lượng và số lượng nước mà đã được mở rộng đến việc quản lý cả lòng, bờ bãi sông cũng như việc thiết lập các công cụ, biện pháp kinh tế trong quản lý tài nguyên nước. Đồng thời, kế thừa Luật tài nguyên nước năm 1998, một số nội dung đã được quy định rõ ràng, cụ thể và chi tiết hơn. Ngoài ra, nhiều quy định mới được bổ sung trong Luật, phù hợp và đáp ứng được yêu cầu chung về quản lý tài nguyên nước trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới. Có thể khái quát những điểm mới trong Luật tài nguyên nước vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua so với Luật tài nguyên nước năm 1998 như sau:

-Về quy định chung:

Ngoài việc chỉnh sửa, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung về phạm vi điều chỉnh, nguyên tắc, chính sách về tài nguyên nước nhằm coi tài nguyên nước là tài sản của nhà nước, thực hiện chủ trương kinh tế hóa, khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và thực hiện quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước theo lưu vực sông kết hợp với quản lý theo địa bàn hành chính, Luật đã bổ sung quy định nhiều vấn đề chung khác như: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên nước; lấy ý kiến của cộng đồng dân cư và tổ chức, cá nhân liên quan trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; danh mục lưu vực sông.

-  Về điều tra cơ bản, Chiến lược, Quy hoạch tài nguyên nước:

Đây là chương mới, bao gồm những quy định nhằm tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước theo chiến lược, quy hoạch, gồm các quy định về: trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản tài nguyên nước; quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; chiến lược tài nguyên nước; quy hoạch tài nguyên nước; nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch tài nguyên nước; nội dung của các loại (quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương);...

Về Bảo vệ tài nguyên nước:

Bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; các biện pháp ứng phó và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; giám sát tài nguyên nước; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; hành lang bảo vệ nguồn nước; bảo đảm sự lưu thông dòng chảy,... nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và bảo vệ các dòng sông. Đồng thời, Luật cũng đã chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung quy định về bảo vệ nước dưới đất; bảo vệ nguồn nước sinh hoạt; xả nước thải vào nguồn nước và quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ nước dưới đất và quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước,...

Về  khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Bổ sung các quy định về tiết kiệm nước nhằm thực hiện chủ trương chống lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các quy định về chuyển nước lưu vực sông; điều hòa, phân phối tài nguyên nước; thăm dò, khai thác nước dưới đất và các quy định về khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt. Đồng thời, Luật cũng đã bổ sung các biện pháp để quản lý quy hoạch, xây dựng và khai thác sử dụng nước của hồ chứa nhằm khai thác, sử dụng tổng hợp, hiệu quả tài nguyên nước.

Về phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra:

Tập trung điều chỉnh phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của nước do hoạt động liên quan khai thác, sử dụng tài nguyên nước của con người gây ra như phòng chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo, xâm nhập mặn, sụt, lún đất, sạt, lở bờ, bãi sông. Còn việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của lũ, lụt, nước biển dâng,... và các tác hại khác của nước do thiên tai gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật về đê điều, phòng, chống lụt, bão và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Về tài chính về tài nguyên nước

Đây là một chương mới, trong đó quy định một số trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cho nhà nước như: thủy điện, kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp và khai thác nước dưới đất. Những quy định này nhằm coi nước là tài sản của nhà nước, bảo đảm lợi ích của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu tài nguyên nước, nâng cao ý thức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm sự công bằng.

- Về trách nhiệm quản lý tài nguyên nước

Quy định cụ thể hơn trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành và của chính quyền địa phương các cấp; bổ sung quy định về việc điều phối, giám sát lưu vực sông nhằm tăng cường trách nhiệm phối hợp trong việc điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra bảo đảm tính hệ thống, thống nhất của tài nguyên nước trên lưu vực sông và huy động sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc giải quyết những vấn đề về tài nguyên nước trong khuôn khổ lưu vực sông.

4ĐỊNH HƯỚNG

Để hướng tới thực hiện thành công, hiệu quả quản lý phương thức tổng hợp tài nguyên nước, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tập trung ưu tiên cho những nhiệm vụ sau:

1) Tập trung triển khai thực hiện Luật tài nguyên nước năm 2012;

2) Tập trung nâng cao hiệu quả điều hành các hồ chứa thuộc Quy trình vận hành liên hồ; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dõi, đánh giá, dự báo tình hình suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nguồn nước, nhất là các nguồn nước liên quốc gia; xác định dòng chảy tối thiểu trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng;

3) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt Luật tài nguyên nước, công tác giáo dục, truyền thông nâng cao ý thức, trách nhiệm, nhất là trong việc chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước;

4) Nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ công tác thẩm định hồ sơ cấp phép, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc thực hiện các quy định của giấy phép;

5) Tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, triển khai xây dựng các trạm quan trắc tài nguyên nước, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước; đẩy mạnh công tác quy hoạch, trước hết là triển khai quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước.

6) Thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với tài nguyên nước trên lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với những hậu quả do tác động của biến đổi khí hậu gây ra đối với tài nguyên nước; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch phát triển phù hợp với những biến động của tài nguyên nước;

7) Kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước ở các cấp; thành lập các tổ chức quản lý lưu vực sông và triển khai thực hiện các nhiệm vụ điều phối, giám sát trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng;

8) Đẩy mạnh và tăng cường hợp tác với các nước có chung nguồn nước với Việt Nam và các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước.

9) Triển khai thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước’’.

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM BẰNG CHUẨN ISO 22000, GMP, HACCP, BRC, GLOBAL GAP - 0905727089


Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, người tiêu dùng không chỉ còn quan tâm đến vị ngon thực phẩm mà còn quan tâm đến thực phẩm họ đang dùng có an toàn cho sức khỏe của họ không? có chứa những chất ảnh hưởng đến sức khỏe của họ không? có hợp vệ sinh không?...
Xu hướng đang trở nên phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đặc biệt là trong thị trường thương mại tự do như ngày nay, đển đáp ứng nhu cầu về thực phẩm ngày cao, cũng như sự cạnh tranh khốc liêt, ngành công nghiệp thực phẩm đã tập trung vào phát triển nhiều phương cách khác nhau để phát triển những sản phẩm mới, tăng năng xuất, làm cho sản phẩm không chỉ ngon mà đẹp hơn,... ví dụ như là ứng dụng công nghệ biến đổi gen (GMO). Phải thừa nhận rằng, những thay đổi đó giúp đáp ứng nhu cầu xã hội tốt hơn nhưng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, sức khoẻ và an toàn thực phẩm.
Ngày nay người tiêu dùng ngày càng trở nên hiểu biết hơn, được thông tin tốt hơn và rất quan tâm đến an toàn thực phẩm. Cho dù là về vấn đề giá trị dinh dưỡng, hay thực phẩm biển đổi gen, hay ô nhiễm thực phẩm, người tiêu dùng ngày càng biết nhiều hơn đến những vấn đề này. Điều này rất khác với quá khứ khi mà mối bận tâm của người tiêu dùng và doanh nghiệp sản xuất chỉ là việc đóng gói, trình bày, mùi vị, màu sắc, thành phần và tất nhiên là giá cả. Vấn đề sức khoẻ và an toàn thực phẩm đang ngày càng trở nên phức tạp và vì vậy ngày càng có nhiều những tiêu chuẩn quy định về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó có thể kể đến các chuẩn như là GMP, HACCP, BRC, ISO 22000, Global Gap, ...
Tiêu chuẩn GMP, HACCP, BRC, IFS, Global Gap và ISO 22000 là các tiêu chuẩn dựa trên những nguyên tắc cơ bản về kiểm soát sản xuất liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm. Các tiêu chuẩn này cũng đưa ra những quy định cho những hoạt động khác như kiểm soát lưu trữ, vận chuyển, kiểm tra và phương pháp bán lẻ sản phẩm hiệu quả.
----ISO 22000: Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm.
----GMP: Nguyên tắc thực hành sản xuất tốt
----HACCP: Phân tích rủi ro và các điểm kiểm soát tới hạn
----BRC: Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu
----IFS: Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế
----Global Gap: Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu
----GMP dựa trên quá trình thực hành sản xuất
----HACCP tập trung vào những điểm quan trọng của quá trình sản xuất để giảm thiểu và kiểm soát các rủi ro về mất an toàn và vệ sinh thực phẩm.
----BRC (do nước Anh ban hành) và IFS (khởi xướng từ Đức và Pháp) là những tiêu chuẩn được phát triển bởi các tập đoàn bán lẻ của Châu Âu, các tiêu chuẩn này cũng bao gồm phần lớn yêu cầu giống như của tiêu chuẩn HACCP và GMP.
----ISO 22000 là tiêu chuẩn do tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) ban hành, tiêu chuẩn kết hợp 7 nguyên tắc và 12 bước kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm của HACCP với các nguyên tắc quản lý hệ thống.
----Global Gap: Tiêu chuẩn về thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu do tổ chức phi lợi nhuận FoodPlus là đại diện pháp nhân. Tiêu chuẩn GlobalGap ra đời nhằm bổ sung và thay thế cho Eurep Gap bởi phạm vi của EurepGap chỉ trên sản phẩm trồng trọt còn GlobalGap mở rộng ra cả sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Đến nay GlobalGap đã xây dựng các tiêu chuẩn cho rau và quả, cây tổng hợp, hoa và cây cảnh, cà phê, chè, thịt lợn, gia cầm, gia súc và cừu, bơ sữa và cá hồi, tôm, các sản phẩm khác đang được nghiên cứu và xây dựng.
----Nâng cao niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp
----Các quy trình an toàn thực phẩm được triển khai sẽ giúp tìm ra những vấn đề tiềm ẩn một cách hiệu quả.
----Việc theo dõi thường xuyên và nghiên cứu cập nhật sẽ giúp cải tiến liên tục độ an toàn của sản phẩm.
----Giảm bớt tầng suất kiểm định khắt khe từ khách hàng hay tổ chức khác.
----Giảm thiểu những rào cản thương mại và giúp mở rộng khả năng thâm nhập vào những thị trường khác.
----Cải tiến những tiêu chuẩn về sản xuất và vấn đề kiểm soát của tổ chức.
----Xây dựng lực lượng lao động chủ lực có được nhận thức mới về an toàn thực phẩm.
----Hướng dẫn cho tổ chức theo sát những luật lệ đúng về vệ sinh, sức khoẻ và an toàn thực phẩm.
----Trong trường hợp các sản phẩm vướng vào những vấn đề về an toàn thực phẩm các tiêu chuẩn này sẽ giúp tổ chức có thể xử lý vấn đề theo cách hiệu quả nhất.


Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.