Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO 14001 TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM - VIETCERT

 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI ÁP DỤNG ISO 14001 TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

*** ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính …

Bộ tiêu chuẩn này là giúp các tổ chức sản xuất/dịch vụ bảo vệ môi trường ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục hệ thống quản lý môi trường của mình.

Hầu như bất cứ một doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất thương mại đều có ảnh hưởng đến môi trường xung quanh ở một mức độ nào đó. Chính vì thế mà bộ Tiêu chuẩn ISO 14001 có thể áp dụng cho mọi loại hình tổ chức thuộc mọi quy mô. Những đơn vị có nhận thức và mong muốn thực hiện hoặc cải tiến hệ thống quản lý môi trường của mình đến môi trường xung quanh.

*** Đối tượng áp dụng: được chia làm 3 nhóm:

·       Nhóm các Doanh Nghiệp sản xuất trong nước có tác động đến Môi Trường ở mức độ cao như Hóa Chất, Chăn Nuôi, May mặc, Dệt May, ...

·       Nhóm các Doanh Nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh với các nước cần thiết phải áp dụng ISO 14001:2015 để đng bộ với Công ty mẹ.

·       Các Doanh Nghiệp muốn áp dụng hệ thống quản lý, giám sát và kiểm soát các vấn đề của mình một cách toàn diện và bền vững.



*** Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng ISO 14001 tại thị trường Việt Nam

Thuận lợi:

+ Chính phủ Việt Nam ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề môi trường - Luật pháp về môi trường chặt chẽ hơn

+ Tỷ lệ thuận với tốc độ xuống cấp của môi trường, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đã tăng nhanh chóng. Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường đã quy định quyền và nghĩa vụ cơ bản của mỗi tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Trong đó nhấn mạnh, các cá nhân, doanh nghiệp phải thực hiện chiến lược bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật. Do đó, hệ thống tiêu chuẩn về môi trường (ISO 14001) cũng đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc xác định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể trong việc bảo vệ môi trường. 



+ Sức ép từ các công ty đa quốc gia

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn tại Việt Nam kéo theo các yêu cầu ngày càng gia tăng về tay nghề công nhân, trình độ chuyên môn hóa, yêu cầu về chất lượng, môi trường và trách nhiệm xã hội. Đó là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các tổ chức/doanh nghiệp trong nước cần tự hoàn thiện mình để có thể hòa nhập được vào sân chơi chung.

Hiện có những tập đoàn đa quốc gia yêu cầu các nhà cung cấp/nhà thầu của mình phải đảm bảo vấn đề môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, và chứng chỉ ISO 14001 như sự bảo đảm cho các yếu tố đó.

+ Sự quan tâm của cộng đồng

Thời gian vừa qua, một loạt hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của các tổ chức, doanh nghiệp cũng đã bị người dân, báo chí và các cơ quan chức năng phát hiện, thậm chí có doanh nghiệp đã phải tạm thời đóng cửa. Điều này cũng đã thể hiện một mức độ quan tâm đặc biệt lớn từ phía cộng đồngsự quan tâm của Chính phủ trong công tác bảo vệ môi trường nói chung và ISO 14001 nói riêng. Định hướng này cũng sẽ tạo tiền đề cho các cấp, các ngành, các địa phương xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường cho mình để từ đó thúc đẩy việc áp dụng ISO 14001 trên phạm vi toàn quốc.

Khó khăn:

+ Thiếu sự tham gia của toàn tổ chức

Nội dung của tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 yêu cầu về sự tham gia của tổ chức trong việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường. Theo đó tiêu chuẩn này phải được áp dụng bắt đầu từ ban lãnh đạo của tổ chức. Sau đó là đến ban ISO, đội ứng phó tình trạng khẩn cấp cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong tổ chức.


+ Hệ thống quản lý môi trường chưa thích hợp

Doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2015 nhưng vẫn chưa thích hợp dù đã cố gắng xây dựng những quy trình, biểu mẫu theo đúng yêu cầu. Tuy nhiên những biểu mẫu và quy trình này lại không được xây dựng dựa theo đặc điểm thực tế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải thiết lập, xác định và chỉ ra được định hướng trong công tác bảo vệ môi trường của mình trước khi triển khai hệ thống quản lý môi trường. Công tác bảo vệ môi trường cần đảm bảo phù hợp với quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ hoặc sản xuất kinh doanh của tổ chức.

Mặt khác trong quá trình định hướng chính sách phát triển chung của doanh nghiệp thì tổ chức còn phải thiết lập chính sách bảo vệ môi trường. Chính sách bảo vệ môi trường nếu chỉ mang tính hình thức hoặc chưa phổ biến để rộng rãi cho tất cả cán bộ công nhân viên trong tổ chức thì cũng không đạt được hiệu quả như mong muốn.

+ Thiếu tính cải tiến khi triển khai theo tiêu chuẩn ISO 14001

Tiêu chuẩn chứng nhận ISO 14001:2015 ban hành với khác biệt cơ bản nằm trong tính cải tiến liên tục được xây dựng dựa trên chu trình PDCA gồm 4 hoạt động hoạch định, thực hiện, kiểm tra và hành động. Tuy nhiên trong quá trình triển khai không phải doanh nghiệp nào cũng có thể cải tiến kết quả hoạt động của mình dù đã áp dụng và xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001.

Để thực hiện được hành động cải tiến giúp hệ thống quản lý môi trường hiệu quả khi doanh nghiệp cần phải xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 14001 từ chính mục tiêu và nhu cầu thực tế của mình. Tức là mọi quá trình phải được xây dựng dựa trên định hướng và mục tiêu ban đầu.

+ Đánh giá nội bộ hiệu quả chưa cao

Một trong những nội dung quan trọng để đánh giá tiêu chuẩn ISO 14001:2015 chính là công tác đánh giá nội bộ. Đây là hoạt động tắt nguồn và yêu cầu tổ chức cần phải triển khai định kỳ để xác định tính hiệu quả khi thực hiện hệ thống quản lý môi trường.

Đồng thời việc đánh giá nội bộ còn giúp tìm ra những cơ hội để có thể cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý môi trường. Tuy nhiên đa số Doanh nghiệp gặp phải vấn đề khi triển khai đánh giá nội bộ do đánh giá viên chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ, năng lực; quá trình được thực hiện chỉ mang tính hình thức mà thiếu sự khách quan, công bằng.

 

VietCert là đơn vị uy tín với đội ngũ Chuyên gia dày dặn kinh nghiệm luôn mong muốn mang đến sự hài lòng và tin tưởng đối với quý khách hàng. Để được hỗ trợ và chứng nhận sớm nhất, vui lòng liên hệ:

~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUYVIETCERT

Phone/Zalo: 0905 527 089

 

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THÉP LÀM CỐT BÊ TÔNG - VIETCERT

 

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THÉP LÀM CỐT BÊ TÔNG 

THEO QCVN 07:2019/BKHCN

Theo QCVN 7:2019/BKHCN chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông là điều bắt buộc với tất cả những nhà sản xuất hay kinh doanh nhằm mang lại đảm bảo về lợi ích và chất lượng cho người sử dụng. Chứng nhận thành công của sản phẩm cho phép bạn đánh dấu các sản phẩm của mình bằng dấu chứng nhận quốc tế.


Chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông là gì?

Căn cứ chứng nhận Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa. Chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông là chứng nhận sản phẩm thép phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật.

Theo quy chuẩn Kỹ thuật Quốc Gia QCVN 07:2019/BKHCN thì đây là chứng nhận bắt buộc đối với tất cả doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh sản phẩm này. Nhằm đảm bảo an toàn chất lượng cho công trình lẫn sự an toàn của con người.

Đối tượng nào phải chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông?

Quy chuẩn chứng nhận này phù hợp với các cá nhân và tổ chức sau:

– Các tổ chức cá nhân sản xuất, nhập khẩu, lưu thông làm thép cốt bê tông.

– Các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Tại sao phải chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông?

Chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông theo QCVN 7: 2019 BKHCN về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được khuyến khích và bắt buộc đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất trong nước, nhập khẩu thép làm cốt bê tông trước khi đưa sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Việc chứng nhận hợp quy nhằm đảm bảo chất lượng cho sản phẩm; chất lượng cho công trình xây dựng sử dụng thép này. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ, sử dụng. Ngoài ra, việc chứng nhận hợp quy còn giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm; nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Từ đó giúp doanh nghiệp phát triển bền vững.

Lợi ích của chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông

Thực hiện thủ tục công bố hợp quy của sản phẩm thể hiện việc sản phẩm đó đã đáp ứng những chỉ tiêu chất lượng; an toàn vệ sinh và phù hợp với quy định trong quy chuẩn; tiêu chuẩn có liên quan khác. Điều này sẽ giúp tạo được lòng tin đối của khách hàng đối với nhà sản xuất. Đồng thời nâng cao sự uy tín của những nhà sản xuất, kinh doanh đó. Từ đó sẽ giúp cho nhà sản xuất có thể dễ dàng hơn trong việc mở rộng thị trường kinh doanh của mình. Và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm mà mình cung cấp.

– Đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có thể sử dụng trong thi công, xây dựng công trình, giảm thiểu tai nạn do lỗi thuộc về sản phẩm

– Đảm bảo sự an toàn tính mạng và sức khỏe cho cộng đồng

– Tạo niềm tin, uy tín cho doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác kinh doanh

– Tăng khả năng đấu thầu/trúng thầu

– Chứng nhận sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật

Để được hỗ trợ sớm nhất, vui lòng liên hệ: Phone/Zalo: 0905 527 089

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT




 

Thứ Hai, 19 tháng 7, 2021

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆNVÀ ĐIỆN TỬ - VIETCERT

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM THIẾT BỊ ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ THEO QUY CHUẨN KỸ THUẬT QCVN 4: 2009/BKHCN

Căn cứ vào Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 4: 2009/BKHCN là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với thiết bị điện và điện tử (National technical regulation on safety for electrical and electronic appliances) ban hành theo Thông tư số 21/2009/TT-­BKHCN ngày 30 tháng 9 năm 2009 của Bộ trưởng BKHCN, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2009 Bắt buộc những sản phẩm "thiết bị điện và điện tử" bắt buộc phải được chứng nhận hợp quy!

Danh mục sản phẩm "thiết bị điện và điện tử" phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy:

1. Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-35:2013 (IEC 60335-2-35:2012) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với bình đun nước nóng nhanh.


2. Dụng cụ điện đun nước và chứa nước nóng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-21:2013 (IEC 60335-2-21:2012)  Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với bình đun nước nóng có dự trữ.


3. Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-23:2013 (IEC 60335-2-23:2012) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị dùng để chăm sóc da hoặc tóc.

4. Ấm đun nước phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-15:2013 (IEC 60335-2-15:2012) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.

5. Nồi cơm điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-15:2013 (IEC 60335-2-15:2012) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.


6. Quạt điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-80:2007 (IEC 60335-2-80:2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với quạt điện.

 


7. Bàn là điện phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-3:2010 (IEC 60335-2-3 :2008) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với bàn là điện.


8. Lò vi sóng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-25:2007 (IEC 60335-2-25 :2005) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với lò vi sóng, lò vi sóng kết hợp.

9. Lò nướng điện, vỉ nướng điện (loại di động) phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-9:2017 (IEC 60335-2-9:2016) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với lò nướng, lò nướng bánh mỳ và các thiết bị di động tương tự dùng cho nấu ăn.


10. Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V phải phù hợp với quy định tại TCVN 6610-1:2007 (IEC 60227-1 :1998) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 1: Yêu cầu chung, TCVN 6610-3:2000 (IEC 60227-3 :1997) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 3: Cáp không có vỏ bọc dùng để lắp đặt cố định, TCVN 6610-4:2000 (IEC 60227-4 :1992, Adm.1:1997) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 4 : Cáp có vỏ bọc dùng để lắp đặt cố định , TCVN 6610-5:2007 (IEC 60227-5:2003) Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V. Phần 5: Cáp (dây) mềm.

   

 


11. Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-74:2005 (IEC 60335-2-74:2002) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với que đun điện.



12. Dụng cụ pha chè hoặc cà phê phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-15:2013 (IEC 60335-2-15:2012) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị đun chất lỏng.



13. Máy sấy khô tay phải phù hợp với quy định tại TCVN 5699-2-23:2013 (IEC 60335-2-23:2012) Thiết bị điện gia dụng và thiết bị điện tương tự. An toàn. Phần 2-23: Yêu cầu cụ thể đối với thiết bị để chăm sóc da hoặc tóc.



Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu các thiết bị điện và điện tử sau khi được chứng nhận hợp quy phải đăng ký hợp quy còn gọi là công bố hợp quy tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi doanh nghiệp đăng k‎ý kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ.

Hồ sơ công bố hợp quy thiết bị điện và điện tử

- Bản đăng k‎ý công bố hợp quy (đối với thiết bị điện và điện tử sản xuất trong nước) theo mẫu quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; hoặc bản đăng ký kiểm tra chất lượng (đối với thiết bị điện và điện tử nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

- Bản mô tả sản phẩm (tên gọi, tính năng công dụng, các thông số k‎ỹ thuật cơ bản, danh mục hoặc hóa đơn các nguyên vật liệu, linh kiện chính …);

- Ảnh mầu tổng thể phía ngoài, bao gồm các ảnh về: toàn cảnh, mặt trước, mặt trên và mặt bên, phích cắm điện (nếu có); nhãn hiệu hàng hóa (nếu có), nhãn hàng hóa (có các thông số kỹ thuật cơ bản);

- Hướng dẫn sử dụng;

- Bản sao giấy chứng nhận hợp quy;

- Thông báo về những thay đổi liên quan đến thiết kế, nguyên vật liệu, công nghệ chế tạo (nếu có) so với hồ sơ đã đăng ký.

Để được hỗ trợ sớm nhất, vui lòng liên hệ: Phone/Zalo: 0905 527 089

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Thứ Hai, 12 tháng 7, 2021

DỊCH VỤ KIỂM NGHIỆM MỸ PHẨM, HỖ TRỢ HỒ SƠ CÔNG BỐ SẢN PHẨM – DEMING

         DDỊCHVỤ KIỂM NGHIỆM MỸ PHẨM, HỖ TRỢ HỒ SƠ CÔNG BỐ SẢN PHẨM


1. Mỹ phẩm là gì?

Theo “Thông tư 06/2011/TT-BYT” - Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt.

2. Tại sao phải kiểm nghiệm mỹ phẩm

·     Theo “Thông tư 06/2011/TT-BYT” của Bộ Y tế Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm là 1 thành phần bắt buộc của hồ sơ thông tin sản phẩm mỹ phẩm (hồ sơ Product Information File-PIF).

·     Theo Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường sẽ bị phạt từ 30.000.000 đến 40.000.000 triệu đồng cho hành vi kinh doanh mỹ phẩm không có hồ sơ thông tin sản phẩm (PIF) theo quy định. Do đó việc kiểm nghiệm mỹ phẩm là bắt buộc đối với các tổ chức, cơ sở kinh doanh mặt hàng này.

·     Kiểm nghiệm mỹ phẩm giúp cá nhân, tổ chức đánh giá được hàm lượng kim loại nặng như; thủy ngân, chì, asen, các chỉ tiêu vi sinh vật…. có nằm trong giới hạn an toàn cho phép.

·     Kiểm nghiệm mỹ phẩm giúp kiểm tra sản phẩm có chứa các chất cấm như corticoid, paraben.v.v. an toàn hay không.

·     Kiểm nghiệm mỹ phẩm giúp đánh giá chất lượng sản phẩm có bổ sung hóa chất, chất nguy hại gây tác dụng không mong muốn có trong mỹ phẩm.

·     Phiếu kết quả kiểm nghiệm từ PTN-Viện Deming đã được công nhận phù hợp với ISO/IEC 17025 là căn cứ pháp lý, là minh chứng để quảng bá, khẳng định chất lượng của sản phẩm.

3. Chỉ tiêu kiểm nghiệm mỹ phẩm

Để làm kiểm nghiệm mỹ phẩm, có khá nhiều chỉ tiêu cần làm, phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích của người kinh doanh/sản xuất sản phẩm. Đển với dịch vụ của Viện Deming quý doanh nghiệp sẽ được tư vấn nhiệt tình và cụ thể các chỉ tiêu phù hợp để làm công bố sản phẩm cũng như để khẳng định được chất lượng sản phẩm với khách hàng. Những chỉ tiêu cơ bản như sau:

·        Nhóm các chỉ tiêu vi sinh vật: Tổng số vi sinh vật đếm được (Tổng số vi sinh vật hiếu khí); Candida albicans; Staphylococcus aureus; Pseudomonas aeruginosa.

·        Nhóm các chỉ tiêu kim loại nặng: Chì, Thủy ngân, Asen

·        Nhóm các chỉ tiêu kích ứng da

·        Nhóm các chỉ tiêu khác theo yêu cầu của khách hàng

4. Hướng dẫn gửi mẫu kiểm nghiệm

4.1. Chuẩn bị mẫu gửi kiểm nghiệm

– Mẫu đựng trong bao bì sạch, kín, không bị rò rỉ, bảo quản ở nhiệt độ phù hợp với nhiệt độ bảo quản của sản phẩm.

– Khối lượng mẫu:

Ø Mẫu phân tích vi sinh: 1 đơn vị mẫu riêng, khối lượng 45g – 200 g

Ø Mẫu phân tích hóa lý: 1 đơn vị mẫu riêng, khối lượng 45 g – 200 g

Tùy bản chất hay loại mẫu và chỉ tiêu cần phân tích mà lượng mẫu cần thiết có thể thay đổi, liên hệ trực tiếp số Hotline bên dưới của Viện Deming để được tư vấn chi tiết.
– Gửi mẫu trực tiếp tại Viện Deming hoặc qua đường bưu điện đến địa chỉ phía bên dưới.

4.2. Thời gian trả kết quả

– Tùy thuộc chỉ tiêu kiểm nghiệm và số lượng mẫu gửi đến, yêu cầu của khác hàng (phân tích thường, nhanh hoặc gấp) thời gian phân tích có sự thay đổi từ 2- 10 ngày làm việc. Trung bình có kết quả phân tích sau 7 ngày làm việc.

– Liên hệ trực tiếp số Hotline bên dưới của Viện Deming để được tư vấn chi tiết.

4. Tại sao lựa chọn dịch vụ kiểm nghiệm từ Viện Deming

·        Viện Deming cam kết trả kết quả thử nghiệm từ 2 – 10 ngày.

·        Theo quy định của Bộ Y tế,  Phiếu kiểm nghiệm Mỹ phẩm bao gồm các chỉ tiêu như: chì, asen, thủy ngân, vi sinh vật phải được Phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025 thử nghiệm.

·        Phòng kiểm nghiệm Viện Deming được trang bị đầy đủ máy móc- thiết bị hiện đại, đã được cấp giấy chứng nhận về hoạt động thử nghiệm của Bộ KHCN và đã được công nhận phù hợp theo ISO/IEC 17025:2017 cho tất cả các chỉ tiêu an toàn trong mỹ phẩm.

·        Năng lực thử nghiệm của Viện Deming được thừa nhận rộng rãi trên thế giới thông qua dấu hiệu công nhận ILAC- MRA (thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau của ILAC) trên phiếu kết quả thử nghiệm.

·        Dịch vụ kiểm nghiệm tại Viện Deming luôn đi với phương châm: nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, tiết kiệm chi phí.

Khi có nhu cầu hỗ trợ thông tin liên quan đến Thử nghiệm, vui lòng liên hệ:

VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG DEMING (VIỆN DEMING)

·        Văn phòng: 28 An Xuân, phường An Khê, quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng

·        Phòng thử nghiệm: Lô 21-22, B1.6, KDC Quang Thành 3B, đường Phạm Văn Ngôn, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, Tp. Đà Nẵng

·        Hotline: 0905 527 089

RẤT HÂN HẠNH ĐƯỢC PHỤC VỤ QUÝ KHÁCH HÀNG