Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2022

CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM DỆT MAY - VIETCERT

 1. Căn cứ pháp lý: 

Ngày 23 tháng 10 năm 2017 Bộ Công thương ban hành: Thông tư 21/2017/TT-BCT quyết định ban hành: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhộm Azo trong sản phẩm dệt may mang số hiệu QCVN 01:2017/BCT. Sau nhiều lần thay đổi thông tư chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2019 theo quy định của Thông tư số 07/2018/TT-BCT. 

Như vậy tới thời điểm 01/01/2019 nếu sản phẩm dệt may nào không thực hiện chứng nhận sẽ không được lưu hành và sử dụng trên thị trường Việt Nam.

2. Vì sao phải chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may: 

Thưa quý vị, ngành may mặc Việt Nam đang giữ tỷ trọng cao trong sự phát triển của nền kinh tế, các đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng may mặc ngày càng phát triển. Những sản phẩm dệt may được sử dụng rất phổ biến trong đời sống như: áo, quần, chăn ga, gối, khan, thảm… Tuy nhiên việc sử dụng thuốc nhuộm trong các sản phẩm dệt may vẫn là vấn đề cấp thiết. 

- Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhộm Azo là những chất hóa học được sử dụng phổ biến trong ngành sản xuất sản phẩm dệt may, nếu được sử dụng với tỷ lệ phù hợp thì các hợp chất này sẽ giúp sản phẩm có độ thẩm mỹ. Nhưng nếu sử dụng không có sử kiểm soát, tỷ lệ dẫn đến vượt mức quy định, chất Formaldehyt hay các Amin thơm sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, lâu dài sẽ gây ra ung thư. 

Vì thế để kiểm soát các hợp chất này, sản phẩm dệt may được quy định chứng nhận hợp quy theo QCVN 01:2017/BCT

3. Các nhóm sản phẩm dệt may được quy định chứng nhận hợp quy 

Nhóm 1: Các sản phẩm dệt may dành cho trẻ em dưới 36 tháng tuổi; hoặc những bộ đồ liền có chiều dài từ 100 cm trở xuống.

Nhóm 2: Các sản phẩm dệt may trực tiếp tiếp xúc với da của người sử dụng.

Nhóm 3: Các sản phẩm dệt may không được trực tiếp tiếp xúc với da của người sử dụng



4. Quy trình chứng nhận hàng dệt may nhập khẩu tại VietCert: 

- Bước 1: Đăng ký chứng nhận: Khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, hồ sơ nhập khẩu, thông tin doanh nghiệp qua bản đăng ký cho VietCert

Bước 3: Đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm: VietCert sẽ đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm tại cảng hoặc tại kho;

Bước 4: Cấp chứng nhận hợp quy: Sau khi có kết quả thử nghiệm, hồ sơ đạt yêu cầu VietCert sẽ cấp chứng nhận hợp quy cho lô hàng.

Bước 5: Công bố hợp quy hàng dệt may tại Sở Công thương: Sau khi có chứng nhận hợp quy khách hàng sẽ mang hồ sơ đi công bố hợp quy tại Sở Công thương và bán hàng ra thị trường, VietCert sẽ hướng dẫn khách hàng thực hiện bước này.

Để hiểu cụ thể hơn về quy trình chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy như thế nào. Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý khách hàng.

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với những chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ nhân sự tư vấn trẻ, số lượng đông đảo, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, năng động, thân tình, tận tâm. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách qua số:

Hotline: 0905 527 089 hoặc Webside www.vietcert.org 

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2022

CHỨNG NHẬN HỢP QUY KHĂN GIẤY VÀ GIẤY VỆ SINH

 

Chứng nhận hợp quy khăn giấy và giấy vệ sinh theo
Q
CVN 09:2015/BCT

1. Chứng nhận hợp quy khăn giấy và giấy vệ sinh là gì?

Chứng nhận hợp quy các sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh chính là quá trình đánh giá, thử nghiệm chất lượng, thành phần của các sản phẩm giấy phù hợp theo quy chuẩn hiện hành. Tất cả các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh được sản xuất trong nước hay nhập khẩu đều phải có giấy chứng nhận hợp quy thì mới được phép lưu thông trên thị trường.


2. Căn cứ chứng nhận hợp quy khăn giấy và giấy vệ sinh

QCVN 09:2015/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh được Bộ Công Thương ban hành theo Thông tư số 36/2015/TT-BCT ngày 28 tháng 10 năm 2015.

3. Các yêu cầu kỹ thuật về khăn giấy và giấy vệ sinh được quy định trong QCVN 09:2015/BCT

- Yêu cầu đối với nguyên vật liệu

Bột giấy sử dụng trong quá trình sản xuất khăn giấy và giấy vệ sinh là:  bột giấy nguyên thủy, bột giấy tái chế hoặc hỗn hợp bột giấy nguyên thủy và tái chế.

- Yêu cầu đối với sản phẩm

Các sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về 3 chỉ tiêu: cơ lý, hóa học, vi sinh được quy định trong QCVN 09:2015/BCT.

+ Các chỉ tiêu cơ lý bao gồm:

       -    Độ bền kéo chiều ngang/ chiều dọc;

       -   Tỷ lệ độ bền kéo khô/ độ bền kéo ướt;

       -   Khả năng hấp thụ nước

+ Các chỉ tiêu hóa học

       -   Độ ẩm; pH nước chiết;

       -   Độ bền màu của giấy (loại được làm trắng bằng chất tăng trắng huỳnh quang);

       -   Độ bền màu của giấy (loại được nhuộm màu và có các hình in)

       -   Hàm lượng formaldehyt; chì (Pb); cadimi (Cd); thủy ngân (Hg);

+ Các chỉ tiêu vi sinh

       -   Tổng số vi khuẩn hiếu khí

       -   Tổng số nấm mốc




 4. Quy trình chứng nhận hợp quy khăn giấy và giấy vệ sinh

 - Phương thức 5

Các sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh sản xuất trong nước được chứng nhận hợp quy theo phương thức 5. Được thực hiện theo quy trình như sau:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, xem xét trước đánh giá

Bước 3: Đánh giá hệ thống tài liệu

Bước 4: Thực hiện đánh giá – lấy mẫu thử nghiệm

Bước 5: Thử nghiệm mẫu

Bước 6: Đánh giá kết quả thử nghiệm

Bước 7: Cấp chứng chỉ

- Phương thức 7

Chứng nhận hợp quy phương thức 7 được thực hiện đối với các sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh nhập khẩu. Quy trình được thực hiện như sau:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ, xem xét trước đánh giá

Bước 3: Thực hiện đánh giá – lấy mẫu thử nghiệm

Bước 4: Thử nghiệm mẫu

Bước 5: Đánh giá kết quả thử nghiệm

Bước 6: Cấp chứng chỉ


------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

  Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy Vietcert

  Với kinh nghiệm lâu năm trong chứng nhận, thủ tục nhanh chóng, đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, chi phí hợp lý, VietCert sẽ hỗ trợ bạn hết mình.

  Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chứng nhận sản phẩm phù hợp với quy định của quy chuẩn quốc gia – Hotline 24/7: 0905527089

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2022

CHỨNG NHẬN HỢP QUY TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ

 

Chứng nhận hợp quy tương thích điện từ phù hợp

QCVN9:2012/BKHCN và

sửa đổi 1:2018 QCVN 9:2012/BKHCN

    Hiện nay đã có quyết định chứng nhận hợp quy tương thích điện từ đối với các thiết bị điện, điện tử gia dụng và các thiết bị khác có cùng chức năng. Quy chuẩn yêu cầu về kỹ thuật và các yêu cầu quản lý đối với giới hạn phát xạ nhiễu điện từ phát ra từ các thiết bị trên.

    VietCert là đơn vị tư vấn chứng nhận hợp quy tương thích điện từ cho các cá nhân và tổ chức kinh doanh loại mặt hàng này trên toàn quốc. Mọi thông tin chi tiết quý khách xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn rõ hơn.

 


1.  Căn cứ chứng nhận hợp quy tương thích điện từ

    Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 9:2012/BKHCN về tương thích điện từ đối với các sản phẩm điện, điện từ và căn cứ theo quyết định số 1983/QĐ-TĐC của Tổng Cục Tiêu Chuẩn Đo Lường Chất Lượng ban hành hướng dẫn chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia đối với các sản phẩm trên. Quy chuẩn ban hành đối với các sản phẩm sản xuất tại nước ta hoặc nhập khẩu.

2.  Một số sản phẩm cần chứng nhận hợp quy tương thích điện từ

·        Dụng cụ điện đun nóng tức thời

·         Máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện

·         Máy hút bụi

·        Máy giặt

·        Tủ lạnh, Tủ đá

·        Điều hòa không khí





3.  Tại sao cần chứng nhận hợp quy tương thích điện từ

    Việc chứng nhận hợp quy nhằm đảm bảo chất lượng, hoạt động ổn định của các thiết bị, phòng tránh các sự cố do tương tác xảy ra, bị nhiễu dẫn đến các thiết bị hoạt động sai lệch, không đúng tính năng gây ra hỏng hóc. Đặc biệt còn có hiện tượng nhiễu điện từ gây ảnh hưởng đến các thiết bị điện điện tử xung quanh.

4.  Phương thức chứng nhận hợp quy tương thích điện từ

 - Các thiết bị điện và điện tử sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu được chứng nhận theo Phương thức 1 theo quy định về chứng nhận hợp chuẩn hợp quy của Bộ Khoa Học Công Nghệ.

 - Việc thử nghiệm phải được tiến hành bởi phòng thí nghiệm được chỉ định hoặc chứng nhận của bên thứ 3.

5.  Hồ sơ đăng ký bao gồm:

 - Bản đăng ký công bố hợp quy (đối với thiết bị điện và điện tử sản xuất trong nước) theo mẫu quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; hoặc bản đăng ký kiểm tra chất lượng (đối với thiết bị điện và điện tử nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

 - Bản mô tả sản phẩm (tên gọi, tính năng công dụng, các thông số kỹ thuật cơ bản, danh mục hoặc hóa đơn các nguyên vật liệu, linh kiện chính …);

-  Ảnh mầu tổng thể phía ngoài, bao gồm các ảnh về: toàn cảnh, mặt trước, mặt trên và mặt bên, phích cắm điện (nếu có); nhãn hiệu hàng hóa (nếu có), nhãn hàng hóa (có các thông số kỹ thuật cơ bản);

-  Hướng dẫn sử dụng;

-  Bản sao giấy chứng nhận hợp quy;

- Thông báo về những thay đổi liên quan đến thiết kế, nguyên vật liệu, công nghệ chế tạo (nếu có) so với hồ sơ đã đăng ký.

** Để được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ với chúng tôi:

  Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy Vietcert.

  Với kinh nghiệm lâu năm trong chứng nhận, thủ tục nhanh chóng, đội ngũ tư vấn viên nhiệt tình, chi phí hợp lý VietCert sẽ hỗ trợ bạn hết mình.

  Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chứng nhận sản phẩm phù hợp với quy định của quy chuẩn quốc gia – Hoiline 24/7: 0905527089

Thứ Tư, 2 tháng 3, 2022

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón - Vietcert



GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN 
SẢN XUẤT PHÂN BÓN

Doanh nghiệp được Cục Bảo Vệ Thực Vật cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón trước khi thực hiện hoạt động sản xuất.

Cơ sở pháp lý:

- Nghị định 84/2019/NĐ-CP Quy định về quản lý phân bón.

- Luật trồng trọt Luật số 31/2018/QH14.


Quy định chi tiết điều kiện sản xuất phân bón:

* Điều 41 Luật trồng trọt Luật số 31/2018/QH14 Quy định Điều kiện sản xuất phân bón

* Điều 12 Nghị định 84/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết điều kiện sản xuất phân bón (làm rõ chi tiết Luật trồng trọt)

Cụ thể như sau:

a. Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài; có nhà xưởng kết cấu vững chắc; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng.

b. Dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất phân bón phải phù hợp với quy trình sản xuất từng loại phân bón, dạng phân bón quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

c. Có phòng thử nghiệm được công nhận phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025; hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trừ các cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón.

d. Có hệ thống quản lý chất lượng được công nhận phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.

e. Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt.

g. Người trực tiếp điều hành sản xuất phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học.

h. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón có thời hạn là 05 năm và được cấp lại.


 Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón: 

* Điều 14 của Nghị định 84/2019/NĐ-CP quy định về quản lý phân bón:

1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

2. Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.

3. Bản chụp bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp điều hành sản xuất.

4. Bản sao chứng thực Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.


Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón như sau: 

- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện sản xuất phân bón. Việc thực hiện sản xuất phải đúng theo quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón không đáp ứng điều kiện, phải thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục.

- Trường hợp kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.


Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ: 

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

 ( Hotline: 0905 527 089

F Trang web: www.vietcert.org

F Fanpage: Vietcert Center