Thứ Tư, 30 tháng 6, 2021

SỰ RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN VIETGAP TRỒNG TRỌT - VIETCERT

 SỰ RA ĐỜI CỦA TIÊU CHUẨN VIETGAP TRỒNG TRỌT

 

Qua các bài viết trước của VietCert, hẳn là các bạn đã có một cái nhìn sâu sắc hơn về VietGap, từ khái niệm, quá trình chứng nhận cũng như những lợi ích của nó mang lại cho chúng ta. Vậy thì hôm nay,VietCert sẽ có một bài viết nói thêm về sự ra đời của VietGap trồng trọt để các bạn có thể hiểu rõ thêm về lịch sử ra đời của chúng.

a) Thực trạng của ngành nông nghiệp Việt Nam:

 Với lợi thế về khí hậu và đất đai nên nền nông nghiệp mà cụ thể là ngành trồng trọt của Việt Nam đã ra đời từ rất lâu và phát triển khá ổn định. Tuy nhiên, dù có nhiều lợi thế sẵn có để phát triển nhưng người dân Việt Nam vẫn chưa nắm bắt và tận dụng được hết để mở rộng hoạt động trồng trọt.

 Điển hình là việc người nông dân Việt Nam tổ chức hoạt động trồng trọt chủ yếu vẫn là theo cách thức tự phát, đồng thời trong quá trình trồng trọt thì đang còn lạm dụng các hóa chất độc hại, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người nông dân, người tiêu dùng mà còn gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Việc thực hiện hoạt động trồng trọt như vậy không chỉ đem lại năng suất không cao mà chất lượng của nông sản cũng không được đảm bảo.

 

b) Sự ra đời của VietGAP trồng trọt:

 Chính những bất cập trên đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết với việc phải cho ra đời một tiêu chuẩn chất lượng với lĩnh vực trồng trọt, nhằm đảm bảo hoạt động trồng trọt được tổ chức thực hiện theo hướng chuyên môn hóa, đem lại giá trị gia tăng cao, đồng thời an toàn với sức khỏe của người nông dân, người tiêu dùng và không gây hại cho môi trường sinh thái chung.

 

c) VietGAP trồng trọt là gì?

 VietGAP trồng trọt là một tiêu chuẩn chất lượng áp dụng trong quy trình sản xuất nông nghiệp, cho tất cả các loại sản phẩm nông nghiệp, từ rau quả nói chung cho đến từng loại sản phẩm cụ thể như chè búp, lúa hay cà phê. 

 

 

d) Lợi ích, giá trị Vietgap trồng trọt mang lại

 Có thể nói, VietGAP trồng trọt ra đời đã góp phần giúp người sản xuất biết đến những phương pháp sản xuất khoa học và hiệu quả hơn.

 Đặc biệt, VietGAP trồng trọt còn giúp đảm bảo hoạt động trồng trọt được thực hiện đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường đồng thời góp phần ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân.

 Hơn nữa, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong trồng trọt sẽ còn cho phép xác định được mọi yếu tố liên quan đến hoạt động trồng trọt từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

 Với những quy định và hướng dẫn mà VietGap trồng trọt đưa ra đã giúp đem lại một hệ thống tiêu chuẩn về phương pháp thực hành sản xuất nông nghiệp, mà cụ thể là trồng trọt. Không chỉ người dân được tiếp cận những sản phẩm chất lượng, mà nền nông nghiệp của Việt Nam cũng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực hơn, đem lại giá trị gia tăng cao hơn.

 


Mong rằng với những khái niệm sơ lược về nguồn gốc VietGap trồng trọt, chúng ta sẽ có những nhìn nhận chính xác và rõ ràng hơn. Chính sự thay đổi nhận thức của mỗi chúng ta sẽ làm cuộc sống này tốt đẹp hơn. Vì một nền nông nghiệp sạch – vì một tương lai bền vững.!

VietCert là đơn vị uy tín với đội ngũ Chuyên gia dày dặn kinh nghiệm luôn mong muốn mang đến sự hài lòng và tin tưởng đối với quý khách hàng. Để được hỗ trợ và chứng nhận sớm nhất, vui lòng liên hệ:

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢPCHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Phone/Zalo: 0905 527 089

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

CHỨNG NHẬN HỢP QUY KÍNH PHẲNG TÔI NHIỆT - VIETCERT

 CHỨNG NHẬN HỢP QUY KÍNH PHẲNG TÔI NHIỆT 

THEO QCVN 16:2019/BXD

Theo quy định của quy chuẩn QCVN 16:2019/BXD có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2020, việc chứng nhận hợp quy Kính phẳng tôi nhiệt là hoạt động bắt buộc.

Về cơ bản có 3 phương thức chứng nhận hợp quy:

- Phương thức 1: Thử nghiêm mẫu điển hình. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu mỗi lần nhập khẩu. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với kiểu, loại sản phẩm hàng hóa được lấy mẫu thử nghiệm. Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu được sản xuất bởi cơ sở sản xuất tại nước ngoài đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.

- Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.

- Phương thức 7: Thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa. Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.

1.     Kính phẳng tôi nhiệt là gì?

Kính phẳng tôi nhiệt kính tấm được gia nhiệt đến nhiệt độ xác định, sau đó làm lạnh nhanh tạo ứng suất trên bề mặt, làm tăng độ bền cơ lên nhiều lần so với kính ban đầu. Kính phẳng tôi nhiệt bao gồm: Kính vân hoa tôi nhiệt, kính nổi tôi nhiệt và kính vân hoa tôi nhiêt.

 



 2.     Chứng nhận hợp quy Kính phẳng tôi nhiệt theo QCVN 16:2019/BXD là gì?

Chứng nhận hợp quy Kính phẳng tôi nhiệt là việc đánh giá, chứng nhận kính phẳng tôi nhiệt phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD, được thực hiện bởi tổ chức chứng nhận hợp quy.

Kính phẳng tôi nhiệt thuộc nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nhóm 2 (sản phẩm, hàng hóa trong điều kiện vận chuyển, lưu giữ, bảo quản, sử dụng hợp lý và đúng mục đích vẫn tiềm ẩn khả năng gây hại cho người, động vật, thực vật, tài sản, môi trường).

Theo QCVN 16:2019/BXD các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc nhóm 2 khi lưu thông trên thị trường phải có giấy chứng nhận hợp quy, giấy công bố hợp quy và/ hoặc thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của Sở Xây dựng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh.

Kính phẳng tôi nhiệt nằm trong nhóm "kính xây dựng" theo quy định tại QCVN 16:2019/BXD thì sản phẩm Kính phẳng tôi nhiệt bắt buộc phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.

+ Các yêu cầu kỹ thuật khi chứng nhận hợp quy Kính phẳng tôi nhiệt


3.   3. Vì sao cần phải chứng nhận hợp quy Kính phẳng tôi nhiệt

- Về mặt cơ học, chúng có khả năng chịu va đập tốt gấp nhiều lần kính thông thường cùng độ dày và kích thước

- Kính có độ phẳng và sáng bóng cao

- Khả năng chịu nhiệt, cách âm tốt

- Chất liệu kính không bị thấm nước, khó bám bụi. Đồng thời, vệ sinh các sản phẩm dễ dàng hơn so với các chất liệu khác như gỗ, đá,…

- Kính cho ánh sáng đi qua và ngăn được gió, bụi

- Độ an toàn cao giúp cho người dùng có thể an tâm sử dụng sản phẩm. Khi có lực quá lớn tác động, kính bị vỡ thành những rạn nhỏ tròn. Giảm thiểu được chấn thương so với kính nổi thông thường

- Kích thước dễ thay đổi theo kích thước thiết kế và khoan cắt theo yêu cầu

- Độ dày và trọng tải nhỏ nên việc thi công lắp đặt nhanh chóng và tinh tế hơn

- Chi phí thấp so với thời gian sử dụng. Chiếm ưu thế so với các chất liệu khác

4. Quy trình chứng nhận hợp quy Kính phẳng tôi nhiệt




Công bố hợp quy Kính phẳng tôi nhiệt: theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và kiểm định sản phẩm phù hợp với quy định của quy chuẩn quốc gia – Hoiline 24/7: 0905527089

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT



Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

DỊCH VỤ KIỂM NGHIỆM PHÂN BÓN - DEMING

 

DỊCH VỤ KIỂM NGHIỆM PHÂN BÓN THỰC HIỆN BỞI 

VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT 

(PTN đã được Cục BVTV chỉ định thử nghiệm phân bón)


Các sản phẩm phân bón cần phải kiểm nghiệm để kiểm soát chất lượng từ quá trình sản xuất của các loại phân đó. Và để công bố sản phẩm thì việc lên chỉ tiêu kiểm nghiệm phân bón phải thật chính xác. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lĩnh vực kiểm nghiệm phân bón:

1. Tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm phân bón

Ø Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của từng loại cây trồng. Phân bón có thể phân thành nhiều loại dựa trên các nguyên tắc sau:

Ø Phân loại phân bón thuộc nhóm phân bón hóa học theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón đối với cây trồng:

-        Phân bón đa lượng là phân bón trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng.

-        Phân bón trung lượng là phân bón trong thành phần chứa ít nhất 01 (đối với phân bón lá) hoặc 02 (đối với phân bón rễ) nguyên tố dinh dưỡng trung lượng.

-        Phân bón vi lượng là phân bón trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng.

-        Phân bón vô cơ cải tạo đất là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp.

-        Phân bón hóa học nhiều thành phần là phân bón hóa học được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất là chất hữu cơ tự nhiên, chất sinh học hoặc vi sinh vật có ích.

Ø Phân loại phân bón đa lượng theo thành phần hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón:

-        Phân bón vô cơ đơn (còn gọi là phân bón đơn) là phân bón trong thành phần chỉ chứa 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng.

-        Phân bón vô cơ phức hợp (còn gọi là phân bón phức hợp) là phân bón trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học.

-        Phân bón vô cơ hỗn hợp (còn gọi là phân bón hỗn hợp) là phân bón trong thành phần có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, được sản xuất bằng cách phối trộn từ các loại phân bón khác nhau.

-        Phân bón đa lượng-trung lượng (còn gọi là phân bón đa-trung lượng) là phân bón vô cơ trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và một nguyên tố dinh dưỡng trung lượng.

-        Phân bón đa lượng-vi lượng (còn gọi là phân bón đa-vi lượng) là phân bón vô cơ trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng.

-        Phân bón đa lượng-trung lượng-vi lượng (còn gọi là phân bón đa-trung-vi lượng) là phân bón vô cơ trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, 01 nguyên tố dinh dưỡng trung lượng và 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng.

Ø Phân loại phân bón thuộc nhóm phân bón hữu cơ theo thành phần hoặc chức năng của thành phần hoặc quá trình sản xuất:

-        Phân bón hữu cơ là phân bón có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên;

-        Phân bón hữu cơ cải tạo đất là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp).

-        Phân bón hữu cơ nhiều thành phần là phân hữu cơ được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp) và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất vô cơ, chất sinh học, vi sinh vật có ích.

Ø Phân loại phân bón thuộc nhóm phân bón sinh học theo thành phần hoặc chức năng của thành phần trong phân bón:

-        Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa 01 hoặc nhiều chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác).

-        Phân bón vi sinh vật (còn gọi là phân bón vi sinh) là phân bón chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được.

-        Phân bón sinh học cải tạo đất là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chứa một hoặc nhiều chất sinh học, vi sinh vật có ích.

-        Phân bón sinh học nhiều thành phần là phân sinh học được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chính có chứa 01 hoặc nhiều chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin, các chất sinh học khác hoặc vi sinh vật có ích) và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất vô cơ, chất hữu cơ tự nhiên.

-        Phân bón có chất điều hòa sinh trưởng.

-        Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng.

-        Phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng.

-        Phân bón có chứa các nguyên tố đất hiếm

Ø Phân loại phân bón theo phương thức sử dụng:

-        Phân bón rễ là loại phân bón sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất;

-        Phân bón lá là loại phân bón sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.

*    Việt Nam là nước đang phát triển mà trong đó ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng tương đối cao. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các loại phân bón không chỉ đòi hỏi nhiều về mặt số lượng, đa dạng về chủng loại mà còn phải đảm bảo chất lượng để sử dụng có hiệu quả đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các loại phân bón muốn được cấp phép lưu hành phải có hàm lượng các chất chính (các chỉ tiêu chất lượng) và các yếu tố hạn chế đáp ứng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNPTNT đối với từng loại phân bón tương ứng.

2. Kiểm nghiệm phân bón tại Viện Năng suất Chất lượng Deming:

Viên Deming được Cục BVTV chỉ định Thử nghiệm phân bón phù hợp với quy định tại NĐ 84/2019/NĐ-CP, gồm:

+ Quyết định số BVTV 574/QĐ-BVTV-KH ngày 31/3/2020

+ Quyết định số BVTV 154/QĐ-BVTV-KH ngày 22/01/2021




2.1. Các phép thử được chỉ định:

 

STT

Chỉ tiêu chất lượng

Phương pháp thử

Đối tương phép thử

1

Độ ẩm

TCVN 8856:2018

Phân DAP

TCVN 2620:2014

Phân urê

TCVN 5815:2018

Phân bón hỗn hợp

TCVN 9297:2012

Các loại phân bón (trừ ure, DAP, hỗn hợp)

 

2

Hàm lượng Nts

TCVN 5815:2018

Phân bón hỗn hợp

TCVN 8557:2010

Các loại phân bón không chứa nitơ dạng nitrat trừ Phân bón hỗn hợp

TCVN 10682:2015

Các loại phân bón chứa nitơ dạng nitrat trừ Phân bón hỗn hợp

3

 

 

 

Hàm lượng P2O5hh

TCVN 1078:2018

Phân lân nung chảy

TCVN 5815:2018

Phân bón hỗn hợp

TCVN 4440:2018

Phân bón supephosphat

TCVN 8559:2010

Các loại phân bón trừ các loại phân bón: Phân lân nung chảy, Phân bón hỗn hợp, Phân bón supephosphat

4

P2O5 hòa tan trong nước

TCVN 10678:2015

Các loại phân bón

5

Hàm lượng K2Ohh

TCVN 8560:2018

Các loại phân bón

6

Hàm lượng Ca (hoặc CaO)

TCVN 9284:2018

Các loại phân bón có hàm lượng Ca không lớn hơn 5%

TCVN 12598:2018

Các loại phân bón có hàm lượng Ca từ 5% trở lên

7

Hàm lượng Mg  hoặc MgO

TCVN 9285:2018

Các loại phân bón có hàm lượng Mg không lớn hơn 5%

TCVN 12598:2018

Các loại phân bón có hàm lượng Mg từ 5% trở lên

9

Hàm lượng S 

TCVN 9296:2012

Các loại phân bón

10

Hàm lượng SiO2hh

TCVN 11407:2019

Các loại phân bón

11

Hàm lượng Mo

AOAC (2006.03)

Các loại phân bón

12

Hàm lượng Co

TCVN 9287:2018

Các loại phân bón

 13

 

Bo

TCVN 10680:2015

Các loại phân bón dạng lỏng

TCVN 10679:2015

Các loại phân bón dạng rắn

14 

Fe

TCVN 9283:2018

Các loại phân bón

15 

Cu

TCVN 9286:2018

Các loại phân bón

16 

Zn

TCVN 9289:2012

Các loại phân bón

 17

Mn

TCVN 9288:2012

Các loại phân bón

18

Ni

TCVN 10675:2015

Các loại phân bón

19

Cr

TCVN 6496:2009

Các loại phân bón

20

Axit humic

TCVN 8561:2010

Các loại phân bón

21

Axit fulvic

TCVN 8561:2010

 22

Hữu cơ

TCVN 9294:2012

Các loại phân bón

23

Tỷ lệ C/N

C: TCVN 9294:2012;
N: TCVN 8557:2010

Các loại phân bón

24

pHH2O rắn

Ref. TCVN 5979:2007

Các loại phân bón dạng rắn

 25

pHH2O lỏng

Ref. TCVN 6492:2011

Các loại phân bón dạng lỏng

 26

Cỡ hạt (độ hạt, độ mịn)

TCVN 1078:2018

Phân lân nung chảy

27 

Hàm lượng axit tự do

TCVN 9292

Các loại phân bón

28

Hàm lượng Biuret

TCVN 2620:2014

Phân urê không màu (hạt đục, hạt trong)

AOAC 976.01

Các loại phân bón, trừ phân urê không màu

29

Vi khuẩn E.coli

Ref. TCVN 6846:2007

Các loại phân bón

30

Vi khuẩn Salmonella

Ref. TCVN 10780-1:2017

Các loại phân bón

 31

Pb

TCVN 9290:2018

Các loại phân bón

32 

Cd

TCVN 9291:2018

Các loại phân bón

33 

As

TCVN 11403:2016

Các loại phân bón

 34

Hg

TCVN 10676:2015

Các loại phân bón

 35

Tỷ trọng

Ref. TCVN 3731:2007

Các loại phân bón dạng lỏng

 

2.2. Năng lực kỹ thuật của Viện Năng Suất Chất Lượng Deming

Nhằm kiểm nghiệm phân bón, Viện Năng suất Chất lượng Deming đã trang bị các thiết bị hiện đại và đồng bộ: hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), thiết bị quang phổ tử ngoại và khả kiến (UV-VIS), thiết bị phá mẫu bằng vi sóng,, hệ thống xử lý và chưng cất Nitơ, …

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và kiểm định sản phẩm Phân bón phù hợp với quy định của quy chuẩn quốc gia – Hoiline 24/7: 0905527089