Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

DỊCH VỤ KIỂM NGHIỆM PHÂN BÓN - DEMING

 

DỊCH VỤ KIỂM NGHIỆM PHÂN BÓN THỰC HIỆN BỞI 

VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT 

(PTN đã được Cục BVTV chỉ định thử nghiệm phân bón)


Các sản phẩm phân bón cần phải kiểm nghiệm để kiểm soát chất lượng từ quá trình sản xuất của các loại phân đó. Và để công bố sản phẩm thì việc lên chỉ tiêu kiểm nghiệm phân bón phải thật chính xác. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về lĩnh vực kiểm nghiệm phân bón:

1. Tầm quan trọng của việc kiểm nghiệm phân bón

Ø Phân bón là những chất, hợp chất có chứa một hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng, nhằm thúc đẩy sự phát triển sinh trưởng của cây trồng, cung cấp dinh dưỡng cho đất, có thể làm thay đổi chất đất phù hợp với nhu cầu của từng loại cây trồng. Phân bón có thể phân thành nhiều loại dựa trên các nguyên tắc sau:

Ø Phân loại phân bón thuộc nhóm phân bón hóa học theo thành phần, hàm lượng hoặc chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón đối với cây trồng:

-        Phân bón đa lượng là phân bón trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng.

-        Phân bón trung lượng là phân bón trong thành phần chứa ít nhất 01 (đối với phân bón lá) hoặc 02 (đối với phân bón rễ) nguyên tố dinh dưỡng trung lượng.

-        Phân bón vi lượng là phân bón trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng.

-        Phân bón vô cơ cải tạo đất là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp.

-        Phân bón hóa học nhiều thành phần là phân bón hóa học được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất vô cơ hoặc hữu cơ tổng hợp và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất là chất hữu cơ tự nhiên, chất sinh học hoặc vi sinh vật có ích.

Ø Phân loại phân bón đa lượng theo thành phần hoặc liên kết hóa học của các nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón:

-        Phân bón vô cơ đơn (còn gọi là phân bón đơn) là phân bón trong thành phần chỉ chứa 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng.

-        Phân bón vô cơ phức hợp (còn gọi là phân bón phức hợp) là phân bón trong thành phần chỉ chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng được liên kết với nhau bằng các liên kết hóa học.

-        Phân bón vô cơ hỗn hợp (còn gọi là phân bón hỗn hợp) là phân bón trong thành phần có chứa ít nhất 02 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, được sản xuất bằng cách phối trộn từ các loại phân bón khác nhau.

-        Phân bón đa lượng-trung lượng (còn gọi là phân bón đa-trung lượng) là phân bón vô cơ trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và một nguyên tố dinh dưỡng trung lượng.

-        Phân bón đa lượng-vi lượng (còn gọi là phân bón đa-vi lượng) là phân bón vô cơ trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng và 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng.

-        Phân bón đa lượng-trung lượng-vi lượng (còn gọi là phân bón đa-trung-vi lượng) là phân bón vô cơ trong thành phần chứa ít nhất 01 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng, 01 nguyên tố dinh dưỡng trung lượng và 01 nguyên tố dinh dưỡng vi lượng.

Ø Phân loại phân bón thuộc nhóm phân bón hữu cơ theo thành phần hoặc chức năng của thành phần hoặc quá trình sản xuất:

-        Phân bón hữu cơ là phân bón có thành phần chỉ là chất hữu cơ tự nhiên;

-        Phân bón hữu cơ cải tạo đất là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp).

-        Phân bón hữu cơ nhiều thành phần là phân hữu cơ được sản xuất từ nguyên liệu chính là các chất hữu cơ tự nhiên (không bao gồm các chất hữu cơ tổng hợp) và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất vô cơ, chất sinh học, vi sinh vật có ích.

Ø Phân loại phân bón thuộc nhóm phân bón sinh học theo thành phần hoặc chức năng của thành phần trong phân bón:

-        Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần có chứa 01 hoặc nhiều chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác).

-        Phân bón vi sinh vật (còn gọi là phân bón vi sinh) là phân bón chứa vi sinh vật có ích có khả năng tạo ra các chất dinh dưỡng hoặc chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng trong đất mà cây trồng có thể sử dụng được.

-        Phân bón sinh học cải tạo đất là phân bón có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất để tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển, được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chứa một hoặc nhiều chất sinh học, vi sinh vật có ích.

-        Phân bón sinh học nhiều thành phần là phân sinh học được sản xuất thông qua quá trình sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên, trong thành phần chính có chứa 01 hoặc nhiều chất sinh học (axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin, các chất sinh học khác hoặc vi sinh vật có ích) và được phối trộn thêm một hoặc nhiều chất vô cơ, chất hữu cơ tự nhiên.

-        Phân bón có chất điều hòa sinh trưởng.

-        Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng.

-        Phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng.

-        Phân bón có chứa các nguyên tố đất hiếm

Ø Phân loại phân bón theo phương thức sử dụng:

-        Phân bón rễ là loại phân bón sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ hoặc có tác dụng cải tạo đất;

-        Phân bón lá là loại phân bón sử dụng để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân, lá.

*    Việt Nam là nước đang phát triển mà trong đó ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng tương đối cao. Vì vậy, nhu cầu sử dụng các loại phân bón không chỉ đòi hỏi nhiều về mặt số lượng, đa dạng về chủng loại mà còn phải đảm bảo chất lượng để sử dụng có hiệu quả đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Các loại phân bón muốn được cấp phép lưu hành phải có hàm lượng các chất chính (các chỉ tiêu chất lượng) và các yếu tố hạn chế đáp ứng quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-189:2019/BNNPTNT đối với từng loại phân bón tương ứng.

2. Kiểm nghiệm phân bón tại Viện Năng suất Chất lượng Deming:

Viên Deming được Cục BVTV chỉ định Thử nghiệm phân bón phù hợp với quy định tại NĐ 84/2019/NĐ-CP, gồm:

+ Quyết định số BVTV 574/QĐ-BVTV-KH ngày 31/3/2020

+ Quyết định số BVTV 154/QĐ-BVTV-KH ngày 22/01/2021




2.1. Các phép thử được chỉ định:

 

STT

Chỉ tiêu chất lượng

Phương pháp thử

Đối tương phép thử

1

Độ ẩm

TCVN 8856:2018

Phân DAP

TCVN 2620:2014

Phân urê

TCVN 5815:2018

Phân bón hỗn hợp

TCVN 9297:2012

Các loại phân bón (trừ ure, DAP, hỗn hợp)

 

2

Hàm lượng Nts

TCVN 5815:2018

Phân bón hỗn hợp

TCVN 8557:2010

Các loại phân bón không chứa nitơ dạng nitrat trừ Phân bón hỗn hợp

TCVN 10682:2015

Các loại phân bón chứa nitơ dạng nitrat trừ Phân bón hỗn hợp

3

 

 

 

Hàm lượng P2O5hh

TCVN 1078:2018

Phân lân nung chảy

TCVN 5815:2018

Phân bón hỗn hợp

TCVN 4440:2018

Phân bón supephosphat

TCVN 8559:2010

Các loại phân bón trừ các loại phân bón: Phân lân nung chảy, Phân bón hỗn hợp, Phân bón supephosphat

4

P2O5 hòa tan trong nước

TCVN 10678:2015

Các loại phân bón

5

Hàm lượng K2Ohh

TCVN 8560:2018

Các loại phân bón

6

Hàm lượng Ca (hoặc CaO)

TCVN 9284:2018

Các loại phân bón có hàm lượng Ca không lớn hơn 5%

TCVN 12598:2018

Các loại phân bón có hàm lượng Ca từ 5% trở lên

7

Hàm lượng Mg  hoặc MgO

TCVN 9285:2018

Các loại phân bón có hàm lượng Mg không lớn hơn 5%

TCVN 12598:2018

Các loại phân bón có hàm lượng Mg từ 5% trở lên

9

Hàm lượng S 

TCVN 9296:2012

Các loại phân bón

10

Hàm lượng SiO2hh

TCVN 11407:2019

Các loại phân bón

11

Hàm lượng Mo

AOAC (2006.03)

Các loại phân bón

12

Hàm lượng Co

TCVN 9287:2018

Các loại phân bón

 13

 

Bo

TCVN 10680:2015

Các loại phân bón dạng lỏng

TCVN 10679:2015

Các loại phân bón dạng rắn

14 

Fe

TCVN 9283:2018

Các loại phân bón

15 

Cu

TCVN 9286:2018

Các loại phân bón

16 

Zn

TCVN 9289:2012

Các loại phân bón

 17

Mn

TCVN 9288:2012

Các loại phân bón

18

Ni

TCVN 10675:2015

Các loại phân bón

19

Cr

TCVN 6496:2009

Các loại phân bón

20

Axit humic

TCVN 8561:2010

Các loại phân bón

21

Axit fulvic

TCVN 8561:2010

 22

Hữu cơ

TCVN 9294:2012

Các loại phân bón

23

Tỷ lệ C/N

C: TCVN 9294:2012;
N: TCVN 8557:2010

Các loại phân bón

24

pHH2O rắn

Ref. TCVN 5979:2007

Các loại phân bón dạng rắn

 25

pHH2O lỏng

Ref. TCVN 6492:2011

Các loại phân bón dạng lỏng

 26

Cỡ hạt (độ hạt, độ mịn)

TCVN 1078:2018

Phân lân nung chảy

27 

Hàm lượng axit tự do

TCVN 9292

Các loại phân bón

28

Hàm lượng Biuret

TCVN 2620:2014

Phân urê không màu (hạt đục, hạt trong)

AOAC 976.01

Các loại phân bón, trừ phân urê không màu

29

Vi khuẩn E.coli

Ref. TCVN 6846:2007

Các loại phân bón

30

Vi khuẩn Salmonella

Ref. TCVN 10780-1:2017

Các loại phân bón

 31

Pb

TCVN 9290:2018

Các loại phân bón

32 

Cd

TCVN 9291:2018

Các loại phân bón

33 

As

TCVN 11403:2016

Các loại phân bón

 34

Hg

TCVN 10676:2015

Các loại phân bón

 35

Tỷ trọng

Ref. TCVN 3731:2007

Các loại phân bón dạng lỏng

 

2.2. Năng lực kỹ thuật của Viện Năng Suất Chất Lượng Deming

Nhằm kiểm nghiệm phân bón, Viện Năng suất Chất lượng Deming đã trang bị các thiết bị hiện đại và đồng bộ: hệ thống quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS), thiết bị quang phổ tử ngoại và khả kiến (UV-VIS), thiết bị phá mẫu bằng vi sóng,, hệ thống xử lý và chưng cất Nitơ, …

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và kiểm định sản phẩm Phân bón phù hợp với quy định của quy chuẩn quốc gia – Hoiline 24/7: 0905527089



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét