GHI NHÃN PHÂN BÓN THEO YÊU CẦU MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH 108 - VIETCERT
CÁCH THỨC ĐẶT TÊN VÀ GHI NHÃN PHÂN BÓN
Ngày 20 tháng 9 năm 2017 chính phủ chính thức ban hành nghị định 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón.
Theo yêu cầu mới ngoài việc đạt mức yêu cầu về chất lượng, đạt yêu cầu về điều kiện sản xuất thì bao bì của phân bón cũng phải đáp ứng yêu cầu quy định. Cụ thể:
I. Cách đặt tên phân bón:
1. Tên phân bón khi đăng ký không được trùng với tên phân bón đã được công nhận lưu hành tại Việt Nam.
2. Tên phân bón không làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng, thành phần và loại phân bón.
3. Tên phân bón không được vi phạm thuần phong mỹ tục truyền thống của Việt Nam; không trùng cách đọc hoặc cách viết với tên của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân, các loại thực phẩm, đồ uống, dược phẩm.
4. Trường hợp tên thành phần phân bón sử dụng làm tên phân bón đăng ký trùng với tên phân bón đã được công nhận lưu hành phải bổ sung thêm các ký hiệu riêng để không trùng với tên phân bón đã được công nhận.
5. Đối với tên phân bón hỗn hợp, các nội dung trong tên phân bón đặt theo thứ tự: Tên loại phân bón, thành phần, ký hiệu riêng, chữ số định lượng thành phần có trong tên, ký hiệu riêng khác (nếu có).
Các thành phần và chữ số định lượng thành phần theo thứ tự: Nguyên tố dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K), nguyên tố dinh dưỡng trung lượng, nguyên tố dinh dưỡng vi lượng, chất hữu cơ, chất bổ sung khác (nếu có).II. Nhãn phân bón:
1. Phân bón lưu thông trong nước, phân bón nhập khẩu phải ghi nhãn theo đúng quy định của Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
a, Các nội dung bắt buộc phải thể hiện
- Định lượng;
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Thành phần hoặc thành phần định lượng;
- Thông tin cảnh báo;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản;
b, Vị trí nhãn hàng hóa
- Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
- Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc.
c, Kích thước nhãn:
Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường và đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường;
- Trường hợp hàng hóa là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn thì chiều cao chữ của các nội dung bắt buộc trên nhãn không được thấp hơn 1,2 mm. Đối với trường hợp một mặt của bao gói dùng để ghi nhãn (không tính phần biên giáp mí) nhỏ hơn 80 cm2 thì chiều cao chữ không được thấp hơn 0,9 mm.
d, Màu sắc chữ
Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa.
2. Nhãn phân bón ngoài nội dung bắt buộc theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa thì phải ghi thêm loại phân bón và số quyết định công nhận phân bón, đối với phân bón lá phải ghi rõ cụm từ “phân bón lá”.
3. Nội dung ghi trên nhãn đúng với nội dung Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
Trung tâm Giám định và Chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT
Liên hệ: 0905527089
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét