Thứ Tư, 17 tháng 5, 2023

TÌM HIỀU CHẤT BÉO (LIPIT) TRONG THỨC ĂN THỦY SẢN (TATS) - DEMING

 Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn thủy sản cơ bản bao gồm: Protein và amino acid, lipid và acid béo, carbohydrate, vitamin. Đây là các yếu tố quan trọng đối với sức khỏe thủy sản và cũng góp phần quan trọng vào thành công của mô hình chăn nuôi. Nhiều người thắc mắc không biết chất béo (lipit) là gì? Chúng ta hãy tìm hiểu qua bài viết của Viện Năng suất Chất lượng Deming về khái niệm, nguồn gốc và vai trò của lipit đối với thủy sản.


1. Khái niệm và phân loại lipid:
     - Khái niệm: Lipid là những este giữa alcol và acid béo.
     - Phân loại: Lipid trong thực phẩm có nhiều loại như triglycerid, phosphorlipid, cholesterol, lipoprotein, glycolipid và sáp. Trên cơ sở đó lipid được chia làm 2 loại:
     + Lipid đơn giản cấu tạo bao gồm carbon (C), hydro (H) và oxy (O) như triglyceride.
     + Lipid phức tạp có tạo phức ngoài C, H, O còn có các thành phần khác như P, S… ví dụ phospholipid (chất béo có kèm thêm phospho), cholesterol…
     Lipid quan trọng nhất đối với cơ thể người gồm 3 loại chính là triglycerid, phosphorlipid và cholesterol trong đó triglyceride chiếm 95% tổng lượng lipid từ thức ăn đưa vào cơ thể.

2. Nguồn lipid: 
      Lipid trong thực phẩm có từ hai nguồn khác nhau động vật và thực vật. Nguồn lipid từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật như là dầu tinh luyện, shortening, bơ thực vật (margarin), đậu lạc, đậu nành, vừng… Còn nguồn lipid từ thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt, cá, trứng, thuỷ sản…

  Các chất béo có nguồn gốc động vật gọi là mỡ, chất béo nguồn gốc thực vật gọi là dầu. Các loại chất béo động vật thường chứa nhiều acid béo no (acid béo bão hòa) dễ bị đông đặc hơn trong khi các chất béo thực vật có nhiều acid béo không no (acid béo chưa bão hòa) thường có nhiệt độ đông đặc cao hơn. Acid béo không no có lợi cho sức khỏe hơn, nhất là đối với hệ tim mạch, nên về mặt nguyên tắc các loại chất béo có nhiệt độ đông đặc càng thấp thì càng tốt cho sức khỏe và ngược lại. Mỡ cá dù có nguồn gốc động vật, nhưng chứa nhiều acid béo không no (Omega-3, Omega-6, Omega-9…) nên ít đông đặc và được xem là một loại chất béo tốt. Dầu thực vật nếu đã được no hóa (ví dụ làm margarine, shorterning…) hoặc dầu của các cây họ cọ (dầu cọ, dầu dừa…) cũng có nhiệt độ đông đặc cao hơn nên không có lợi cho sức khỏe.
3. Vai trò dinh dưỡng của lipid đối với thủy sản:
     Lipid là một trong những thành phần sinh hóa cơ bản của động thực vật. Lipid đóng vai trò quan trọng như là nguồn cung cấp năng lượng (8- 9 kcal/gam) và các acid béo cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản. Lipid trong thức ăn cũng đóng vai trò như là chất vận chuyển vitamin tan trong dầu và sterols. Ngoài ra trong thành phần của lipid có phospholipid và sterol ester tham gia vào quá trình sinh tổng hợp màng tế bào.

Với vai trò của lipid quan trọng như vậy, nên lipid hiện nay là một vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu để nâng cao chất lượng thức ăn cho động vật thủy sản, Nhiều kết quả nghiên cứu về nhu cầu các acid béo của động vật thủy sản đã được công bố và ứng dụng vào thực tế sản xuất đem lại hiệu quả cao. Nhiều nghiên cứu cho thấy lipid có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của động vật thủy sản, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng và giống. Ở giai đoạn nuôi vỗ thành thục thức ăn được bổ sung nguồn lipid thích hợp sẽ nâng cao sức sinh sản của động vật thủy sản cũng như chất lượng của giống.

Đối với các loài cá cảnh (ví dụ như cá koi và cá vàng), do điều kiện nuôi nhốt trong bể nên việc tiêu hao năng lượng. Nếu lượng thức ăn cho ăn quá nhiều, lượng mỡ sẽ tích tụ nhiều trên cơ thể cá nuôi làm xuất hiện những biến dạng trên cơ thể và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của động vật thủy sản.


Viện Năng suất Chất lượng Deming (Viện Deming) là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, chuyên cung cấp dịch vụ thử nghiệm các sản phẩm thức ăn thủy sản với năng lực đã được khẳng định và thừa nhận tầm khu vực, đã được công nhận năng lực phù hợp với ISO/IEC 17025:2017 bởi AOSC (VILAT 1.003).

Khi quý khách hàng hoặc cơ quan chức năng có nhu cầu kiểm nghiệm Lipit trong tất cả các nền mẫu (thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản...), hãy liên hệ ngay Viện Năng suất Chất lượng DemingHotline 0905.527.089

Địa chỉ trụ sở: 28 An Xuân, An Khê, Thanh Khê, Đà Nẵng

Địa chỉ thử nghiệm: Lô 21-22 B1.6, KDC Quang Thành 3B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Thứ Tư, 10 tháng 5, 2023

TÌM HIỂU CÁC CHỈ TIÊU THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM THỨC ĂN HỖN HỢP CHO CÁ - DEMING

      1.     Vai trò của thức ăn thủy sản:

Thức ăn thủy sản thực chất chính là thức ăn dành cho vật nuôi sống ở môi trường nước. Ở từng dạng khác nhau cụ thể mà chúng ta có thể kể đến như: Tươi, sống, qua chế biến, bảo quản,… Cung cấp chất dinh dưỡng, các thành phần tốt cho sự phát triển của động vật thủy sản qua dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn, thức ăn hỗn hợp, thức ăn bổ sung, phụ gia bổ sung,…

Thức ăn thủy sản chính là sản phẩm tác động đến năng suất, sản lượng của thủy sản trong mỗi mùa vụ. Tùy từng loại thủy sản mà có những sản phẩm riêng dành cho chúng. Chính vì thế, các loại thức ăn thủy sản phổ biến hiện nay được chia thành 4 loại chính cụ thể đó là các loại sau: thức ăn tự nhiên, thức ăn tươi sống, thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp.

2.     Sản phẩm thức ăn hỗn hợp:

Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2017/NĐ-CP thì thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất.

3.     Các quy định về kiểm nghiệm sản phẩm Thức ăn thủy sản (TATS) hiện nay:

-       QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT về Thức ăn thủy sản - Phần 1: Thức ăn hỗn hợp.

-       QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT về Thức ăn thủy sản - Phần 2: Thức ăn bổ sung. 

-       QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT về Thức ăn thủy sản - Phần 3: Thức ăn tươi, sống

-       QCVN 01-190:2020/BNNPTNT, sửa đổi 1-2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thức ăn chăn nuôi - hàm lượng tối đa cho phép các chỉ tiêu an toàn trong thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.

4.     Các chỉ tiêu thử nghiệm đối với sản phẩm Thức ăn hỗn hợp cho cá (căn cứ theo QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT)

Số TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Giới hạn tối đa cho phép

Phương pháp thử

1

Aflatoxin B1

µg/kg

10

TCVN 6953:2001 (ISO 14718:1998)

TCVN 9126:2011 (ISO 17375:2006)

2

Ethoxyquin

mg/kg

150

TCVN 11282:2016

TCVN 11283:2016 (AOAC 996.13)

3

Chì (Pb)

mg/kg

5

AOAC 986.15

TCVN 9588:2013 (ISO 27085:2009)

4

Cadimi (Cd)

mg/kg

1

AOAC 986.15

TCVN 9588:2013 (ISO 27085:2009)

5

Thủy ngân (Hg)

mg/kg

0,4

EN 16277:2012

6

Asen (As) vô cơ

mg/kg

2

EN 16278:2012

TCVN 9588:2013 (ISO 27085:2009)

7

Salmonella

CFU/25g

Không phát hiện

TCVN 10780-1:2017 (ISO 6579-1:2017)

5.     Tại sao chọn dịch vụ kiểm nghiệm Thức ăn thủy sản tại Viện năng suất chất lượng Deming?

Viện năng suất chất lượng Deming đã được văn phòng công nhận năng lực đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng (AOSC) công nhận có năng lực thử nghiệm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017. 

Viện Deming với kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm nghiệm; và đội ngũ chuyên gia tư vấn về kỹ thuật kiểm nghiệm trong lĩnh vực thức ăn thủy sản: 

•     Đội ngũ chuyên gia, kỹ thuật viên có trình độ cao;

•     Máy móc, thiết bị hiện đại;

•     Đầu tư cao cho nghiên cứu phát triển;

•     Giá cả hợp lý, thời gian nhanh chóng

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và kiểm định sản phẩm Thức ăn thủy sản phù hợp với quy định của Quy chuẩn quốc gia – Hoiline 24/7: 0905527089

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2023

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN THỦY SẢN – 0905.527.089

 CHỨNG NHẬN HỢP QUY THỨC ĂN THỦY SẢN

1. Căn cứ pháp lý:

Ngày 07/08/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chính thức ban hành Thông tư 07/2019/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về thức ăn Thủy sản. 

1.  Thức ăn thủy sản. Phần 1: Thức ăn hỗn hợp. Ký hiệu: QCVN 02-31-1:2019/BNNPTNT.

2.  Thức ăn thủy sản. Phần 2: Thức ăn bổ sung. Ký hiệu: QCVN 02-31-2:2019/BNNPTNT.

3.  Thức ăn thủy sản. Phần 3: Thức ăn tươi, sống. Ký hiệu: QCVN 02-31-3:2019/BNNPTNT.

Theo đó, kể từ ngày 01/01/2020, tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam cần thực hiện chứng nhận và công bố hợp quy sản phẩm.

2. Vì sao phải chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản?

Thủy sản là một ngành xuất khẩu mũi nhọn và được ưu tiên của nước ta. Vì vậy, chất lượng thủy sản luôn là vấn đề được quan tâm đặc biệt hàng đầu. Để thủy sản đạt chất lượng đúng tiêu chuẩn xuất khẩu thì nguồn thức ăn thủy sản đóng vai trò rất quan trọng, do đó việc kiểm soát thức ăn thủy sản thông qua chứng nhận hợp quy sẽ đảm bảo nguồn thức ăn chất lượng, tạo điều kiện cho cơ quan kiểm soát dễ dàng quản lý và qua đó thủy sản được đảm bảo chất lượng, nâng cao giá trị xuất khẩu.

3. Quy trình chứng nhận hợp quy TATS

Đánh giá sự phù hợp:

Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp thức ăn thủy sản theo phương thức:

 - Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện theo phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình).

 - Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).

Quy trình chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản theo PT1:

    Bước 1: Đăng ký chứng nhận: Khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, thông tin doanh nghiệp;

    Bước 2: Vietcert xem xét hồ sơ đăng kí chứng nhận có phù hợp với quy định;

    Bước 3: Vietcert kiểm tra thực tế kiểu, loại sản phẩm và lấy mẫu thử nghiệm;

    Bước 4Vietcert cấp chứng nhận hợp quy (có giá trị đối với kiểu loại sản phẩm);

    Bước 5: Công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Quy trình chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản theo PT7:

    Bước 1: Đăng ký chứng nhận: Khách hàng cung cấp thông tin sản phẩm, hồ sơ nhập khẩu, thông tin doanh nghiệp qua bản đăng ký cho VietCert;

    Bước 2: Vietcert xem xét hồ sơ đăng kí chứng nhận có phù hợp với quy định;

    Bước 3: Vietcert kiểm tra thực tế lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm;

    Bước 4: Vietcert cấp chứng nhận Hợp quy (có giá trị đối với lô hàng);

    Bước 5: Công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Để hiểu cụ thể hơn về quy trình chứng nhận hợp quy như thế nào. Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách hàng.

Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng qua số Fanpage: Vietcert Center

Trang web: www.vietcert.org 

Hotline: 0905.527.089