Thứ Hai, 12 tháng 12, 2022

TỰ CÔNG BỐ PHỤ GIA THỰC PHẨM - VIETCERT

   

TỰ CÔNG BỐ PHỤ GIA THỰC PHẨM

 

Kênh Vietcert Center xin mến chào các bạn. Vietcert là một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đánh giá sự phù hợp với mong muốn góp phần cùng cơ quan quản lý phổ biến kiến thức đến người tiêu dùng.

Hôm nay Vietcert xin gửi đến các bạn chủ đề Quy trình tự công bố phụ gia thực phẩm.

Phụ gia thực phẩm hiện đang là sản phẩm thông dụng được sử dụng nhiều trong việc sản xuất thực phẩm tại Việt Nam.

Sản phẩm phụ gia có tác dụng quan trọng trong việc hỗ trợ sản xuất thực phẩm; do đó Nhà nước đã ra quy định bắt buộc các sản phẩm phụ gia thực phẩm đều phải được công bố trước khi tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Vậy việc tự công bố sản phẩm phụ gia thực phẩm là gì?

Tự công bố phụ gia thực phẩm là việc các doanh nghiệp khi sản xuất, nhập khẩu các loại phụ gia thực phẩm từ nước ngoài về phải làm thủ tục xin chứng nhận sản phẩm đó đã đáp ứng các quy định về an toàn chất lượng từ các cơ quan nhà nước trước khi tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ, việc công bố sản phẩm phụ gia thực phẩm nằm trong nhóm những sản phẩm bắt buộc phải tự công bố trước khi được đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Các tổ chức, cá nhân không tuân theo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Thử nghiệm, hợp quy thực phẩm


Sản phẩm phụ gia thực phẩm áp dụng quy trình tự công bố:

Phụ gia thực phẩm đơn chất.

Công bố phụ gia thực phẩm bằng cách nào?

Chuẩn bị hồ sơ

Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản pháp luật có liên quan, một bộ hồ sơ để tự công bố sản phẩm phụ gia thực phẩm khi gửi lên cơ quan nhà nước cần có những loại giấy tờ như sau:

a) Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu 1 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP.

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

Quy trình tự công bố sản phẩm phụ gia:

Để tránh bị sai sót, nhầm lẫn, quý khách thực hiện tự công bố sản phẩm phụ gia theo trình tự như sau:

Tổ chức, cá nhân tự công bố chất lượng sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc website của mình.

Nộp 01 bộ hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (nơi tổ chức, các nhân đặt trụ sở chính) chỉ định. Có thể nộp hồ sơ qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan.

Sau khi nộp hồ sơ, tổ chức, cá nhân được quyền kinh doanh sản phẩm và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự an toàn của sản phẩm đó.

 

Ngoài ra, việc tự công bố sản phẩm phụ gia thực phẩm còn mang lại những lợi ích vô cùng to lớn đối với người dùng cũng như doanh nghiệp:

– Giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn những sản phẩm thực phẩm uy tín, và có thể hoàn toàn yên tâm về thành phần sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Đối với doanh nghiệp, việc tự công bố chất lượng sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp lấy được sự tín nhiệm của khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh.

Hy vọng những thông tin đưa ra trên đây đã giúp quý khách hiểu và nắm rõ hơn về quy định tự công bố sản phẩm phụ gia thực phẩm theo nghị định 15/2018/NĐ-CP.


Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm; Vietcert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng; quý đơn vị có nhu cầu tư vấn về thủ tục tự công bố, thử nghiệm hoặc đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:

Hotline 0905 527 089

Fanpage: Vietcert Centre

Website: www.vietcert.org 

                                               Vietcert xin kính chào và hẹn gặp lại.

Thứ Năm, 14 tháng 7, 2022

THỬ NGHIỆM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THEO QC 16:2019/BXD



Viện Deming là một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, thử nghiệm các sản phẩm vật liệu xây dựng, cơ lý hóa, cung cấp dịch vụ thử nghiêm vật liệu xây dựng với năng lực được công nhận bởi Viện Công nhận chất lượng Việt Nam và chứng nhận đủ điều kiện hoạt động thí nghiệm chuyên ngành vật liệu xây dựng bởi Bộ Xây dựng

    Viện Deming có trụ sở tại địa chỉ: Lô 21-22 B1.6, KDC Quang Thành 3B, phường Hòa Khánh Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng


FDeming được Bộ Xây Dựng chỉ định là tổ chức thử nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng  theo Quyết định số 1160/QĐ-BXD ngày 31/08/2020.

F Ngày 18/08/2020, Viện năng suất chất lượng Deming đã được văn phòng công nhận năng lực đánh giá sự phù hợp về tiêu chuẩn chất lượng(AOSC) công nhận có năng lực thử nghiệm đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017

F Mã số PTN: VLAT-1.0003

         Viện Deming được đầu tư phòng thử nghiệm với máy móc thiết bị hiện đại, chuyên sâu về vật liệu xây dựng, đảm bảo tính chính xác của kết quả thí nghiệm với đội ngũ kỹ thuật viên, thử nghiệm viên trình độ chuyên môn cao, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động thử nghiệm 

Vậy Thử nghiệm vật liệu xây dựng là gì?

Thử nghiệm vật liệu xây dựng là để kiểm tra, đánh giá các chỉ tiêu theo quy chuẩn, quy định hiện hành nhằm đảm bảo chất lượng để đưa vào xây dựng công trình, làm cơ sở đánh giá nghiệm thu công việc và nghiệm thu đưa vào sử dụng. Kết quả thử nghiệm được cấp từ hoạt động thử nghiệm vật liệu xây dựng được sử dụng làm căn cứ cấp các chứng nhận hợp quy sản phẩm (như QCVN 16:2019/BXD) và hợp chuẩn sản phẩm.

 Một số sản phẩm thường gặp trong trong thử nghiệm Vật liệu xây dựng bao gồm Kính hộp gắn kín cách nhiệt, Thanh định hình profile nhôm và hợp kim nhôm, Kính phẳng tôi nhiệt, Đá ốp lát tự nhiên, Sơn tường nhũ tương….

Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về từng sản phẩm và phương pháp thử của nó

1. Đá ốp lát tự nhiên:

Đá ốp lát tự nhiên là tấm đá được gia công từ đá khối thiên nhiên thuộc nhóm đá granite, đá thạch anh, đá hoa, đá vôi, đá phiến và nhóm khác, dùng để ốp lát các công trình xây dựng





Thử nghiệm 3 chỉ tiêu:

-          Độ hút nước: TCVN 6415- 3:2016

-          Độ bền uốn: TCVN 6415- 4:2016

-          Độ chịu mài mòn bề mặt: TCVN 4732:2016

2. Kính hộp gắn kín cách nhiệt:

Kính hộp gắn kín cách nhiệt là những sản phẩm kính được sản xuất bằng cách gắn kín, song song hai hay nhiều tấm kính với nhau tạo thành khoảng trống kín giữa các tấm kính. Khoảng trống này chứa không khí khô (hoặc các loại chất khí khác) có áp suất tương đương với áp suất không khí. Kính được sử dụng để chế tạo kính hộp phải phù hợp với yêu cầu sử dụng và phải đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn hiện hành.



 Thử nghiệm 3 chỉ tiêu theo phương pháp thử chung là TCVN 8260:2009

-          Sai lệch chiều dày

-          Khuyết tật ngoại quan

-          Điểm sương

3. Thanh định hình (profile) nhôm và hợp kim nhôm:

Thanh định hình (profile) nhôm và hợp kim nhôm dạng là sản phẩm gia công áp lực được chế tạo bằng công nghệ ép đùn, có mặt cắt ngang không thay đổi dọc theo toàn bộ chiều dài, mặt cắt ngang này khác mặt cắt ngang của que/thanh, ống, tấm hoặc băng, được cung cấp ở dạng các đoạn thẳng hoặc ở dạng cuộn, trong đó sản phẩm có chiều dài lớn so với các kích thước của mặt cắt ngang


 Thử nghiệm 3 chỉ tiêu:

-          Độ bền kéo: TCVN 197-1:2014

-          Độ giãn dài nhỏ nhất: TCVN 197-1:2014

-          Thành phần hóa học: TCVN 12513-7:2018

4. Kính phẳng tôi nhiệt:

Kính phẳng tôi nhiệt là kính tấm được gia nhiệt đến nhiệt độ được xác định và làm nguội nhanh tạo ứng suất nén bề mặt, tăng độ bền cơ lên nhiều lần và khi vỡ tạo thành những mãnh nhỏ khó gây xác thương. Tùy theo ứng suất nén bề mặt, kính tôi nhiệt bao gồm kính tôi nhiệt an toàn và kính bán tôi


Thử nghiệm 4 chỉ tiêu:

-          Sai lệch chiều dày: TCVN 7219:2018

-          Khuyết tật ngoại quan: TCVN 7219:2018

-          Ứng suất bề mặt của kính: TCVN 8261:2009

-          Độ bền phá vỡ mẫu: TCVN 7455:2013

5. Sơn tường dạng nhũ tương:

Sơn tường dạng nhũ tương là hệ sơn phân tán hoặc hòa tan trong nước, được sử dụng để sơn trang trí hoàn thiện công trình. Thử nghiệm 3 chỉ tiêu theo QC bao gồm:

-          Độ bền của lớp sơn phủ: TCVN 2097:2015

-          Độ rửa trôi, chu kỳ: TCVN 8653-4:2012

-          Chu kỳ nóng lạnh: TCVN 8653-5:2012



Với đội ngũ nhân sự nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm và sự liên kết với nhiều đối tác chiến lược, Viện Năng Suất Chất Lượng Deming đã và đang thực hiện các phép thử kiểm soát chất lượng vật liệu xây dựng, có thể cung cấp những dịch vụ thử nghiệm đòi hỏi kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực thử nghiệm VLXD

𝑯𝒂̃𝒚 𝒍𝒊𝒆̂𝒏 𝒉𝒆̣̂ 𝒏𝒈𝒂𝒚 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒄𝒉𝒖́𝒏𝒈 𝒕𝒐̂𝒊 đ𝒆̂̉ đ𝒖̛𝒐̛̣𝒄 𝒕𝒖̛ 𝒗𝒂̂́𝒏 𝒗𝒂̀ 𝒙𝒂̂𝒚 𝒅𝒖̛̣𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊̉ 𝒕𝒊𝒆̂𝒖 𝒌𝒊𝒆̂̉𝒎 đ𝒊̣𝒏𝒉 𝒑𝒉𝒖̀ 𝒉𝒐̛̣𝒑 𝒗𝒐̛́𝒊 𝒔𝒂̉𝒏 𝒑𝒉𝒂̂̉𝒎 𝒗𝒂̀ 𝒒𝒖𝒚 𝒄𝒉𝒖𝒂̂̉𝒏 𝒒𝒖𝒐̂́𝒄 𝒈𝒊𝒂

Quý khách hàng cần tư vấn hỗ trợ, vui lòng liên hệ:

VIỆN NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG DEMING

Điện thoại: 0905 527 089

Email: info@vietcert.org

Website: www.vietcert.org

Fanpage: Vietcert Centre


Thứ Ba, 5 tháng 7, 2022

THỦ TỤC NHẬP KHẨU,  SẢN XUẤT KÍNH HỘP GẮN KÍN CÁCH NHIỆT 

THEO QCVN 16:2019/BXD


Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2019/BXD được ban hành ngày 31/12/2019. Việc chứng nhận hợp quy sản phẩm vật liệu xây dựng nói chung và sản phẩm Kính hộp gắn kín cách nhiệt nói riêng theo QCVN 16:2019/BXD là hoạt động bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm này.

1. Kính hộp gắn kín cách nhiệt là gì?

Kính hộp gắn kín cách nhiệt thuộc nhóm kính xây dựng; là những sản phẩm kính được sản xuất bằng cách gắn kín, song song hay nhiều tấm kính với nhau tạo thành một khoảng trống kín giữa các tấm kính. Khoảng trống này chứa không khí khô (hoặc các loại chất khí khác) có áp suất tương đương với áp suất không khí.
Với cấu tạo đặc biệt gồm hai hoặc nhiều tấm kính được ngăn bằng khí trơ hoặc chân không đã giúp tăng hiệu quả cách âm, cách nhiệt cho không gian.


2. Quy trình đối với doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa:

📝Doanh nghiệp khi nhập khẩu kính hộp gắn kín cách nhiệt cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp đăng kí kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu tại Sở 
Xây Dựng nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh.
     Thành phần hồ sơ
       - Đơn đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu;
       - Bộ hồ sơ nhập khẩu: contract, invoice, packing list, bill, tờ khai

Bước 2: Sau khi Sở Xây Dựng tiếp nhận hồ sơ; doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục đưa hàng về kho bảo quản.
Bước 3: Doanh nghiệp đăng kí chứng nhận hợp quy tại tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây Dựng chỉ định (Vietcert)
Bước 4: Vietcert sẽ tiến hành đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm; nếu kết quả đạt sẽ cấp chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2019/BXD.
Bước 5: Doanh nghiệp nộp chứng nhận hợp quy và các giấy tờ khác lên Sở Xây Dựng để hoàn tất thủ tục nhập khẩu và nhận thông báo kiểm tra nhà nước về chất lượng.

3. Quy trình đối với doanh nghiệp sản xuất hàng hóa:

📝Doanh nghiệp sản xuất kính hộp gắn kín cách nhiệt, trước khi đưa hàng ra thị trường cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp quy tại tổ chức chứng nhận hợp quy được Bộ Xây Dựng chỉ định (Vietcert)
    Thành phần hồ sơ:
       - Đơn đăng ký hợp quy;
       - Giấy phép đăng ký kinh doanh.
       - Và một số giấy tờ khác có liên quan.

Bước 2: Vietcert sẽ tiến hành đánh giá quá trình sản xuất và lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm; nếu kết quả đạt sẽ cấp chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2019/BXD.
Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ công bố sản phẩm đã được chứng nhận hợp quy tại Sở Xây Dựng để hoàn tất thủ tục.
Bước 4: Sau khi Sở Xây dựng tiếp nhận bản công bố hợp quy, doanh nghiệp có thể đưa hàng hóa ra thị trường.

---------------------------------

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT đơn vị được Bộ Xây Dựng chỉ định thực hiện việc chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng nói chung và sản phẩm Kính hộp gắn kín cách nhiệt nói riêng.
Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt huyết, giàu kinh nghiệm; Vietcert luôn luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng; quý đơn vị có nhu cầu tư vấn, đăng ký chứng nhận hợp quy vui lòng liên hệ:
Hotline: 0905 527 089 hoặc Fanpage: Vietcert Centre
Website: www.vietcert.org
Vietcert xin kính chào!

Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM MỚI NHẤT THEO QCVN 03:2019 - VIETCERT

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM

MỚI NHẤT THEO QCVN 03:2019

    Kể từ ngày 31/12/2019, đồ chơi trẻ em được sản xuất trong nước hay nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi Chứng nhận hợp quy, Công bố hợp quy và Gắn dấu hợp quy theo QCVN 03:2019/BKHCN. Nắm bắt được thông tin đó, Trung Tâm VietCert đã cho ra bài viết này để thuận tiện cho quý độc giả tìm hiểu chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em.

       Danh mục đồ chơi trẻ em phải bảo đảm các yêu cầu  của quy chuẩn kỹ thuật này

STT

Mã HS

Tên sản phẩm theo mã HS

1

Xe đạp đồ chơi: xe ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh, xe của búp bê;

9503.00.10

2

Búp bê có hoặc không có trang phục;

9503.00.21

3

Bộ phận và phụ kiện: Quần áo và phụ kiện quần áo; giầy và mũ

9503.00.22

4

Loại khác

9503.00.29

5

Xe điện, kể cả đường ray, đèn hiệu và các phụ kiện khác của chúng

9503.00.30

6

Các mô hình thu nhỏ theo tỷ lệ (scale) và các mô hình giải trí tương tự, có hoặc không vận hành

9503.00.40

7

Đồ chơi và bộ đồ chơi xây dựng khác, bằng mọi loại vật liệu trừ nhựa (plastic)

9503.00.50

8

Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người

9503.00.60

9

Các loại đồ chơi đố trí (puzzles)

9503.00.70

10

Đồ chơi, xếp khối hoặc cắt rời hình chữ số, chữ cái hoặc hình con vật; bộ xếp chữ; bộ đồ chơi tạo chữ và tập nói; bộ đồ chơi in hình; bộ đồ chơi đếm (abaci); máy may đồ chơi; máy chữ đồ chơi

9503.00.91

11

Dây nhảy

9503.00.92

12

Hòn bi

9503.00.93

13

Các đồ chơi khác bằng cao su

9503.00.94

14

Loại khác

9503.00.99

 

Chứng nhận hợp quy

1) Đối với đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước:

- Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 “Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất” tại cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em.

Hoặc:

- Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 “Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa tại cơ sở sản xuất đồ chơi trẻ em trong trường hợp cơ sở sản xuất không thể áp dụng các yêu cầu đảm bảo chất lượng theo Phương thức 5.

 

            2) Đối với đồ chơi trẻ em nhập khẩu:

- Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 7 “Thử nghiệm mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa đối với từng lô đồ chơi trẻ em nhập khẩu trong trường hợp lô đồ chơi trẻ em chưa được chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 quy định tại quy chuẩn kỹ thuật này.

Hoặc:

- Chứng nhận hợp quy theo Phương thức 5 tại cơ sở sản xuất ở nước ngoài khi có yêu cầu từ phía cơ sở sản xuất nước ngoài theo quy định tại điểm a) mục 4.4.2.

Quy trình tư vấn chứng nhận hợp quy của Trung Tâm VietCert

Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi doanh nghiệp mở tờ khai. 

 - Lưu ý: Hiện nay một số chi cục ở Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Long An, Đồng nai, Bình Dương việc đăng ký kiểm tra này được thực hiện qua hệ thống 1 cửa Quốc gia. Còn các tỉnh thành khác làm hồ sơ giấy nộp trực tiếp tại Chi cục.                                                                                    

  - Thành phần hồ sơ:

        - Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.

        - Bộ hồ sơ nhập khẩu: Contract, invoice, packing list, bill, tờ khai.

Bước 2: Sau khi Chi cục tiếp nhận hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục đưa hàng về kho bảo quản.

Bước 3: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp quy tại tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động được Bộ Khoa học và Công nghệ chấp nhận (Vietcert).

Bước 4: Vietcert sẽ tiến hành đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm. Nếu kết quả đạt sẽ cấp chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật QCVN 03:2019/BKHCN.

Bước 5: Doanh nghiệp nộp chứng nhận hợp quy và các giấy tờ khác cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc up lên hệ thống 1 cửa Quốc gia để hoàn tất thủ tục nhập khẩu.

 

Hãy liên hệ ngay với Trung Tâm VietCert nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Chứng nhận hợp quy đồ chơi trẻ em - Vietcert luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

Hotline: 0905.527.089

Fanpage: Vietcert Centre

Website: www.vietcert.org

  

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2022

Những nội dung cần thực hiện khi nhập khẩu đồ chơi trẻ em về Việt Nam

 Những nội dung cần thực hiện khi nhập khẩu  

đồ chơi trẻ em về Việt Nam

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại đồ chơi trẻ em đa dạng mẫu mã, nguồn gốc xuất xứ khác nhau. Các sản phẩm đồ chơi trẻ em được nhà nước xếp vào hàng hóa nhóm 2 - loại hàng hóa có khả năng gây mất an toàn cho trẻ em.

Đảm bảo an toàn cho trẻ và kiểm soát được chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng được Nhà nước, người tiêu dùng quan tâm.

Vì vậy sản phẩm đồ chơi trẻ em trước khi lưu thông trên thị trường phải được kiểm tra chuyên ngành.

                     






Những sản phẩm nào được coi là đồ chơi trẻ em ?

Đồ chơi trẻ em là sản phẩm hoặc vật liệu bất kỳ được thiết kế hoặc được nêu rõ để sử dụng cho trẻ em nhỏ hơn 16 tuổi sử dụng khi chơi.

Danh mục những sản phẩm đồ chơi trẻ em phải kiểm tra chuyên nghành.

STT

Tên sản phẩm theo mã HS

Mã HS

1

Xe đạp đồ chơi: xe ba bánh, xe đẩy, xe có bàn đạp và đồ chơi tương tự có bánh, xe của búp bê;

9503.00.10

2

Búp bê có hoặc không có trang phục;

9503.00.21

3

Bộ phận và phụ kiện: Quần áo và phụ kiện quần áo; giầy và mũ

9503.00.22

4

Loại khác

9503.00.29

5

Xe điện, kể cả đường ray, đèn hiệu và các phụ kiện khác của chúng

9503.00.30

6

Các mô hình thu nhỏ theo tỷ lệ (scale) và các mô hình giải trí tương tự, có hoặc không vận hành

9503.00.40

7

Đồ chơi và bộ đồ chơi xây dựng khác, bằng mọi loại vật liệu trừ nhựa (plastic)

9503.00.50

8

Đồ chơi hình con vật hoặc sinh vật không phải hình người

9503.00.60

9

Các loại đồ chơi đố trí (puzzles)

9503.00.70


10

Đồ chơi, xếp khối hoặc cắt rời hình chữ số, chữ cái hoặc hình con vật; bộ xếp chữ; bộ đồ chơi tạo chữ và tập nói; bộ đồ chơi in hình; bộ đồ chơi đếm (abaci); máy may đồ chơi; máy chữ đồ chơi

9503.00.91

11

Dây nhảy

9503.00.92

12

Hòn bi

9503.00.93

13

Các đồ chơi khác bằng cao su

9503.00.94

14

Loại khác

9503.00.99



Quy trình thực hiện kiểm tra chuyên nghành đồ chơi trẻ em nhập khẩu:

Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nơi doanh nghiệp mở tờ khai.                                                                                                              - Lưu ý: Hiện nay một số chi cục ở Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Long An, Đồng nai, Bình Dương việc đăng ký kiểm tra này được thực hiện qua hệ thống 1 cửa Quốc gia. Còn các tỉnh thành khác làm hồ sơ giấy nộp trực tiếp tại Chi cục.                                                                                      - Thành phần hồ sơ:
        - Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu.
        - Bộ hồ sơ nhập khẩu: Contract, invoice, packing list, bill, tờ khai.

Bước 2: Sau khi Chi cục tiếp nhận hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục đưa hàng về kho bảo quản.

Bước 3: Doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp quy tại tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động được Bộ Khoa học và Công nghệ chấp nhận (Vietcert).

Bước 4: Vietcert sẽ tiến hành đánh giá lô hàng và lấy mẫu thử nghiệm sản phẩm. Nếu kết quả đạt sẽ cấp chứng nhận phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật QCVN 03:2019/BKHCN.

Bước 5: Doanh nghiệp nộp chứng nhận hợp quy và các giấy tờ khác cho Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, hoặc up lên hệ thống 1 cửa Quốc gia để hoàn tất thủ tục nhập khẩu.

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

Với đội ngũ chuyên viên nhiệt huyết, nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực thử nghiệm và chứng nhận, Vietcert luôn sẵn sàng phục vụ quý khách hàng.

Hotline: 0905.527.089 

Fanpage: Vietcert Centre

Website: www.vietcert.org