Tổ chức chứng nhận iso 9001, 14001, 22000, haccp, vietgap, công bố, hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm, thực phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, điện tử, đồ chơi trẻ em, thép làm cốt bê tông, tương thích điện từ, hiệu chuẩn, kiểm định, thức ăn thủy sản, nông nghiệp hữu cơ, kiểm tra nhà nước, thử nghiệm...
Đơn đề nghị cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban
hành kèm theo Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
Bản thuyết minh
về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị
định 108/2017/NĐ-CP.
Bản sao hợp lệ
phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm
ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm.
Bản sao hợp lệ
bằng tốt nghiệp đại học trở lên của người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất
quy định tại điểm g khoản 1 Điều 18 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
Bản sao hợp lệ
Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê
duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo
vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về
phòng cháy và chữa cháy hoặc phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định hiện
hành
SẢN PHẨM BẮT BUỘC LÀM HỢP QUY TRONG VẬT LIỆU XÂY DỰNG
I.Vật liệu xây dựng là gì?Theo pháp luật,vật liệu xây dựng là các sản phẩm được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng. Nhóm vật liệu xây dựng bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, vô cơ, kim loại, ngoại trừ các trang thiết bị điện. Việc chứng nhận hợp quy trong vật liệu xây dựng là quy định bắt buộc đối với các sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước và sản phẩm vật liệu xây dựng nhập khẩu theo quy chuẩn kỹ thuật QCVN 16:2014/BXD. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu cần tuân thủ quy định này, quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, nhập khẩu, không áp dụng đối với mẫu thử, hàng triển lãm hội chợ, hàng mẫu, hàng quá cảnh, hàng hóa tạm nhập tái xuất.Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vật liệu cần tuân thủ quy định này, quy chuẩn kỹ thuật này áp dụng đối với các sản phẩm vật liệu xây dựng sản xuất trong nước, nhập khẩu, không áp dụng đối với mẫu thử, hàng triển lãm hội chợ, hàng mẫu, hàng quá cảnh, hàng hóa tạm nhập tái xuất.
II. Danh mục các sản phẩm bắt buộc làm hợp quy trong vật liệu xây dựng có 4 loại danh mục:
A. Các loại vật liệu xi măng xây dựng
1. Clanhke xi măng poóc lăng; xi măng poóc lăng; xi măng poóc lăng hỗn hợp; xi măng poóc lăng trắng; xi măng Alumin; xi măng giếng khoan chủng loại G; xi măng poóc lăng ít tỏa nhiệt; xi măng poóc lăng hỗn hợp ít tỏa nhiệt; xi măng poóc lăng bền sun phát; xi măng poóc lăng hỗn hợp bền sun phát; xi măng poóc lăng xỉ lò cao và xi măng poóc lăng xây trát.
B. Các loại kính vật liệu xây dựng
2. Kính kéo; kính nổi; kính cán vân hoa; kính màu hấp thụ nhiệt; kính phủ phản quang; kính phẳng tôi nhiệt; kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp; kính cốt lưới thép và kính phủ bức xạ thấp.
3. Phụ gia khoáng cho xi măng; xỉ hạt lò cao dùng để sản xuất xi măng; phụ gia công nghệ cho xi măng; phụ gia khoáng hoạt tính cao dùng cho bê tông và vữa: silicafume (SF) và tro trấu nghiền mịn (RHA); phụ gia khoáng cho bê tông đầm lăn; phụ gia hóa học cho bê tông và phụ gia tro bay hoạt tính dùng cho bê tông, vữa xây và xi măng.
4. Tấm sóng amiăng xi măng (tấm lợp fibro); tấm thạch cao; tấm xi măng sợi; nhôm và hợp kim nhôm định hình; hệ thống ống bằng chất dẻo dùng cho hệ thống cấp nước, thoát nước và cống rãnh được đặt ngầm và nổi trên mặt đất trong điều kiện có áp suất – Polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U); ván MDF; ván dăm và ván sàn gôc nhân tạo.
C. Các loại sơn
5. Sơn tường dạng nhũ tương; Bột bả tường gốc ximăng poóc lăng; sơn epoxy; sơn alkyd; tấm trải chống thấm trên cơ sở bi tum biển tính; băng chặn nước PVC; vật liệu chống thấm gốc ximăng - polyme và silicon xảm khe cho kết cấu xây dựng.
D. Các loại Gạch đá ốp vật liệu xây dựng
6. Gạch gốm ốp lát ép bán khô; gạch gốm ốp lát đùn dẻo; gạch gốm ốp lát - Gạch ngoại thất Mosaic; gạch terrazzo; đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ và đá ốp lát tự nhiên.
7. Xí bệt, tiểu nữ; chậu rửa và xí xổm.
8. Cốt liệu nhỏ (cát) cho bê tông và vữa; cốt liệu lớn (đá dăm, sỏi, sỏi dăm) cho bê tông; cát nghiền cho bê tông và vữa và cốt liệu nhỏ (cát) cho bê tông và vữa.
9. Cửa sổ, cửa đi bằng khung nhựa cứng U- PVC; cửa đi, cửa sổ - Cửa gỗ và cửa đi, cửa sổ - Cửa kim loại.
10. Gạch đặc đất sét nung; gạch rỗng đất sét nung; gạch bê tông; bê tông nhẹ - Gạch bê tông khí chưng áp (AAC) và bê tông nhẹ - Bê tông bọt, khí không chưng áp.
Bạn đang Sản xuất Vật liệu xây dựng?
⇨ Bạn không rõ sản phẩm của mình có nằm trong nhóm bắt buộc làm hợp quy hay không?
⇨ Bạn muốn biết thêm về thủ tục như thế nào?
⇘⇘⇘ Liên hệ chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp⇙⇙⇙
CÁC PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN MỚI VỀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 10/2017/TT-BXD công bố Quy chuẩn mới QCVN 16:2017/BXD về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng (VLXD) và hướng dẫn chứng nhận, công bố hợp quy.
Theo đó, áp dụng phương thức 5 và 7 để chứng nhận hợp quy cho VLXD sản xuất trong nước và nhập khẩu, riêng phương thức 1 chỉ áp dụng với hàng sản xuất ở nước ngoài, cụ thể:
- Áp dụng phương thức 5 (thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất) cho cơ sở đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 hoặc tương đương;
Hiệu lực của GCN hợp quy theo phương thức 5 không quá 3 năm, giám sát thông qua thử nghiệm mẫu kết hợp đánh giá quá trình sản xuất.
- GCN hợp quy theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa) chỉ có giá trị cho lô sản phẩm, hàng hóa.
- Áp dụng phương thức 1 (thử nghiệm mẫu điển hình) với cơ sở đã xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương;
Hiệu lực của GCN phương thức 1 là 01 năm, chỉ có giá trị với kiểu, loại đã được lấy mẫu thử nghiệm.
Thông tư 10/2017/TT-BXD có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy VietCert
VietGAP (là cụm từ viết tắt của:Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.
Đất tiêu chuẩn ViêtGap
Cụ thể là việc quy định rõ ràng những yếu tố chính trong sản xuất nông nghiệp như:
Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
Giống và góc ghép
Quản lý đất và giá thể
Phân bón và chất phụ gia
Nước tưới
Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật)
Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
Quản lý và xử lý chất thải
An toàn lao động
Ghi chép, lưu trử hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
QUY TRÌNH THỦ TỤC ĐƯA SẢN PHẨM PHÂN BÓN RA THỊ TRƯỜNG THEO NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP
Ngày 20/9/2017 Chính Phủ ban hành nghị định 108/2017/NĐ-CP , nghị định mới về quản lý phân bón.
Ngày 23 tháng 4 năm 2018, Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert được Cục bảo vệ thực vật chỉ định TRUNG TÂM VIETCERT là đơn vị thực hiện CHỨNG NHẬN HỢP QUY SẢN PHẨM PHAN BÓN phù hợp với quy định tại nghị định 108/2017/NĐ-CP ngày 20/9/2017 của Chính phủ về quản lý phân bón. Sản phẩm phân bón muốn lưu hànhđược trên thị trường cần phải thực hiện như sau: Bước 1: Khảo nghiệm -Khảo nghiệm (ngoại trừ các sản phẩm không cần khảo nghiệm(như phân đơn, phân phức hợp, phân hữu cơ, phân hữu cơ truyền thống) theo khoản 2, điều 13, nghị định 108/2017/NĐ-CP. -Chuẩn bị hồ sơ đăng ký khảo nghiệm - nộp hồ sơ đăng ký tại cục BVTV - xin cấp giấy phép khảo nghiệm. Bước 2: Xin công nhận lưu hành phân bón -Chuẩn bị hồ sơ xin công nhận lưu hành - nộp hồ sơ tại cục BVTV - Cục thẩm định hồ sơ , xem xét cấp quyết định công nhận lưu hành Bước 3: Doanh nghiệp tổ chức sản xuất thử Bước 4:Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy sản phẩm -Doanh nghiệp cung cấp giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất (nếu đơn vị không có giấy phép sản xuất hoặc không đủ điều kiện sản xuất thì phải có hợp đồng gia công với đơn vị có giấp phép hoặc giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất), quyết định công nhận lưu hành, mẫu nhãn sản phẩm - Chứng nhận hợp quy tại tổ chức chứng nhận được Cục BVTV chỉ định - Công bố hợp quy tại sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tại nơi Doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Bước 5: Đưa sản phẩm ra thị trường Bước 6 : Giám sát định kì - Giám sát tối đa 12 tháng/ lần
Hình ảnh đội ngũ chuyên gia đánh giá Trung tâm VietCert
MỌI THẮC MẮC VỀ NGHỊ ĐỊNH 108/2017/NĐ-CP QUÝ ĐƠN VỊ
THỜI GIAN LƯU HÀNH SẢN PHẨM THỨC ĂN CHĂN NUÔI , THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM LÀ BAO LÂU ???
Từ ngày 20/05/2017, Nghị định 39/2017/NĐ-CP quy đinh về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản có hiệu lực thay thế Nghị định 08/2010/NĐ-CP .Theo đó, quy định các điều kiện để thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam, cụ thể nhu sau:
- Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có).
- Mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.
-Trường hợp Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thực hiện công bố tiêu chuẩn và được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn chăn nuôi mới cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản là mặt hàng kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành; việc đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo các quy định tại Nghị định 39/2017/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan.
Thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn chăn nuôi đậm đặc được đăng ký lưu hành tại tại Cục Chăn Nuôi; thức ăn chăn nuôi thủy sản được đăng ký lưu hành tại Tổng Cục Thủy Sản; cả hai đơn vị này đều trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi, thủy sản được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có), được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Thời gian lưu hành của các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản tại Việt Nam là 05 năm kể từ ngày được xác nhận. Trước khi hết thời gian lưu hành 06 tháng tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện đăng ký lại tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
I.Thuốc BVTV là gì?
Luật số 41/2013/QH13 định nghĩa rõ: Thuốc BVTV là là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng:
- phòng ngừa, ngăn chặn, kiểm soát sinh vật gây hại thực vật
- điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc. II. Lợi ích của thuốc BVTV
- Đẩy lùi tác hại của sâu, bệnh, cỏ dại và các sinh vật gây hại khác đối với cây trồng và nông sản một cách nhanh chóng.
- Đảm bảo cho các giống tốt phát huy được các đặc tính ưu việt; giúp cây trồng tận dụng được các điều kiện thuận lợi của các biện pháp thâm canh.
- Cây trồng sẽ cho năng suất và phẩm chất nông sản cao, có giá trị xuất khẩu mạnh, thu lãi nhiều
cho nông dân.
III. Tác hại của thuốc BVTV
Có thể gây độc cho bản thân người phun thuốc; môi trường xung quanh vùng phun thuốc và cho những người sử dụng nông sản làm thực phẩm.
Có thể gây độc cho những sinh vật có ích như: ong mật, cá, gia súc, những côn trùng ký sinh hoặc ăn thịt sâu hại.
Gây ô nhiễm môi trường, làm nguồn nước, đất đai bị nhiễm độc ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cây trồng, nông sản bị nhiễm độc không tiêu thụ được.
Tạo ra những nòi sâu, bệnh, cỏ dại, chuột hại mang tính kháng thuốc cao, thuốc hóa học trở thành vô hiệu đối với chúng.
Làm phát sinh ra những đối tượng gây hại mới và có thể gây hiện tượng tái phát của sâu, bệnh hại.
III. Thuốc ngoại, ruột nội???
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhưng lại đội mác hàng chính hãng đã không cò xa lạ gì trên thị trường hiện nay.
Vừa qua các cơ quan chức năng đã tiến hành kiểm tra 462 đơn vị thuốc BVTV, phát hiện, xử lý 135 vụ vi phạm, xử phạt vi phạm hành chính gần 1 tỷ đồng, tịch thu, tiêu hủy trên 3 tấn thuốc BVTV các loại nhập lậu, không có trong danh mục, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Theo đánh giá của các đại biểu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ được mua bán tràn lan tại các địa bàn trọng điểm về trồng trọt nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng đến nguồn nước, đất trồng trọt, gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại lớn cho nông dân, các doanh nghiệp chân chính. Các bạn có thể tham khảo bài viết sau trên báo Dân trí: “Theo đánh giá của các đại biểu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ được mua bán tràn lan tại các địa bàn trọng điểm về trồng trọt nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, ảnh hưởng đến nguồn nước, đất trồng trọt, gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại lớn cho nông dân, các doanh nghiệp chân chính”
Vậy làm sao để quản lý chất lượng thuốc BVTV.
Sản phẩm thuốc BVTV muốn lưu hành trên thị trường phải thực hiện:
1. Thực hiện khảo nghiệm
2. Tiến hành đăng ký thuốc
3. Chứng nhận hợp quy
4. Công bố hợp quy VIETCERT chúng tôi tự hào là 1 trong số ít các đơn vị được Cục BVTV chỉ định thực hiện chứng nhận hợp quy sản phẩm thuốc BVTV
Qúy khách hàng có nhu cầu đăng ký chứng nhận, vui lòng liên hệ:
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Không có khu vực chưa nguyên liệu và khu
vực thành phẩm riêng biệt
Không có kệ hoặc bao lót để sắp xếp
đặt phân bón thành phẩm
Không thực hiện báo cáo tình hình sản
xuất, xuất nhập khẩu phân bón trong định kì 2 năm liên tiếp hoặc báo
cáo đột xuất khi cơ quan quản lý yêu cầu
Không có phòng thử nghiệm được công nhận
mà không có hợp đồng với PTN được chỉ định
Phạt 10-15 triệu
đồng đối với hành vi:
Người trực tiếp
quản lý, điều hành sản xuất phân bón không có trình độ Đại học trở
lên một trong các chuyên ngành: trồng trọt, Bảo vệ thực vật, nông hóa
thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh
học
Không tuân thủ thời
gian thu hồi phân bón theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền
xưởng sản xuất phân bón
Không lưu mẫu sản
phẩm của từng lô phân bón xuất xưởng
Không lưu hồ sơ kết
quả thử nghiệm
Không có quản lý
chất lượng phù hợp ISO 9001 hoặc tương đương (trừ cơ sở mới thành lập chưa tròn 1 năm kể từ ngày thành lập; cơ sở chỉ đóng gói phân bón)