Thứ Tư, 10 tháng 7, 2019

Chứng nhận HACCP

                  Khái quát về chứng nhận HACCP


HACCP là một hệ thống giúp kiểm soát một cách có hệ thống các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm. HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point - Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát trọng yếu. Đây là các nguyên tắc và phương pháp phân tích các mối nguy đối với an toàn thực phẩm do Ủy ban CODEX (tổ chức do FAO và WHO thành lập) phát triển. Trên nền tảng của các nguyên tắc này, các nước và khu vực đã phát triển các tiêu chuẩn HACCP phù hợp với yêu cầu quản lý của mình. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP được ban hành là TCVN 5603:1998 (tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 1 - 1969 của CODEX). Trong khu vực Châu Á còn có tiêu chuẩn HACCP Code:2003 của Australia.

Tuy khác nhau về tên gọi, cách diễn giải cũng như một số yêu cầu cụ thể, nhưng tựu trung một tiêu chuẩn HACCP luôn bao gồm hai bộ phận cấu thành. Bộ phận thứ nhất là hệ thống đảm bảo vệ sinh trong sản xuất. Đây là hệ thống nền tảng và mang tính chất áp dụng chung cho các cơ sở chế biến thực phẩm được biết đến dưới tên gọi phổ biến là Thực hành sản xuất tốt (GMP - Good Manufacturing Practice). GMP giúp ngăn ngừa các mối nguy do tạp nhiễm, nhiễm chéo (từ con người, nhà xưởng, dụng cụ sản xuất sang thực phẩm và từ thực phẩm ở công đoạn này sang thực phẩm ở công đoạn khác) hay do sự phát triển của các mối nguy (chủ yếu là sinh học). Bộ phận thứ hai mang tính đặc thù cho từng loại thực phẩm là hệ thống phân tích các mối nguy và các biện pháp kiểm soát. Hệ thống này giúp nhận diện các mối nguy cụ thể (hóa, lý, sinh học) đối với từng loại thực phẩm cũng như quy trình chế biến để đưa ra các biện pháp kiểm soát thích hợp nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu mối nguy tới mức có thể chấp nhận được.

Các hệ thống quản lý ATTP dựa trên HACCP cần thực hiện:
   a) Thực hiện phân tích các mối nguy.
   b) Xác định các điểm kiểm soát tới hạn.
   c) Thiết lập các giới hạn tới hạn cho mỗi điểm kiểm soát tới hạn.
   d) Phát triển & thực hiện thủ tục kiểm soát các điểm tới hạn.
   e) Phát triển & thực hiện các hành động khắc phục để xử lý khi các giới hạn tới hạn bị vượt quá.
   f) Xác nhận giá trị sử dụng và kiểm tra xác nhận tính hiệu lực của hệ thống HACCP.

Tài liệu về chương trình chứng nhận HACCP

    - Đăng ký Chứng nhận
    - Dấu chứng nhận


VietCert - Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy 
Liên hệ 0903509161 để được hỗ trợ tư vấn

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM - 0903509161

CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM




I. CƠ SỞ PHÁP LÝ CHỨNG NHẬN HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM 
Từ 15/4/2010, đồ chơi trẻ em sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được bán trên thị trường khi đã được chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn về an toàn.

Bộ Khoa học và Công nghệ vừa ban hành thông tư số 18/2009/TT-BKHCN quy định “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em ”.

Theo đó, kể từ ngày 15/4/2010, Đồ chơi trẻ em được sản xuất trong nước hay nhập khẩu chỉ được lưu thông trên thị trường sau khi đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy và gắn dấu hợp quy theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đồ chơi trẻ em.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 3:2009/BKHCN

II. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1.  Yêu cầu về an toàn đối với đồ chơi trẻ em
2.1.1   Yêu cầu về cơ lý
Yêu cầu về cơ lý theo TCVN 6238-1 : 2008 (ISO 8124-1:2000)  An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 1 : Các khía cạnh an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.
2.1.2.   Yêu cầu về chống cháy
Yêu cầu về chống cháy theo TCVN 6238-2 : 2008 (ISO 8124-2:2007) An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 2 : Yêu cầu chống cháy.
2.1.3.   Yêu cầu về hóa học
2.1.3.1. Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại 
Yêu cầu về giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại theo TCVN 6238-3 : 2008 (ISO 8124-3:1997) An toàn đồ chơi trẻ em – Phần 3 : Mức giới hạn xâm nhập của các độc tố.
2.1.3.2. Giới hạn về hợp chất hữu cơ độc hại
2.1.3.2.1.  Chất lỏng trong đồ chơi trẻ em
Chất lỏng có thể tiếp xúc được trong đồ chơi trẻ em không được có độ pH nhỏ hơn 3,0 hoặc lớn hơn 10,0 khi thử nghiệm theo ISO 787-9. Yêu cầu này không áp dụng cho mực viết trong dụng cụ để viết.
2.1.3.2.2.   Formaldehyt  trong đồ chơi cho trẻ em dưới 3 tuổi
–  Các chi tiết vải dệt có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng  formaldehyt tự do và formaldehyt đã thủy phân vượt quá 30 mg/kg.
–  Các chi tiết giấy có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng  formaldehyt vượt quá 30 mg/kg.
–  Các chi tiết gỗ liên kết bằng keo dán có thể tiếp xúc được không được chứa hàm lượng  formaldehyt giải phóng vượt quá 80 mg/kg.
2.1.3.2.3.   Các amin thơm trong đồ chơi trẻ em
Hàm lượng của các amin thơm (bao gồm cả các dẫn xuất từ thuốc nhuộm azo trong mẫu) có trong vật liệu sản xuất đồ chơi trẻ em không được vượt quá mức quy định trong bảng dưới đây:
Bảng  – Các amin thơm
Tên hợp chất
Số CAS
Mức quy định, max(mg/kg)
Benzidine
92-87-5
5
2-Naphthylamine
91-59-8
5
4-Chloroaniline
106-47-8
5
3.3'-Dichlorobenzidine
91-94-1
5
3,3'-Dimethoxybenzidine
119-90-4
5
3.3'-Dimethylbenzidine
119-93-7
5
o-Toluidine
95-53-4
5
2-Methoxyaniline  (o-Anisidine)
90-04-0
5
Aniline
62-53-3
5
Quy định này áp dụng đối với các loại vật liệu sản xuất đồ chơi và bộ phận của đồ chơi theo hướng dẫn tại bảng dưới đây: 
Loại đồ chơi/bộ phận của đồ chơi
Vật liệu
Đồ chơi hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi có khối lượng 150 g hoặc nhỏ hơn được thiết kế cho trẻ em dưới 3 tuổi có thể cầm tay khi chơi.
Gỗ
Giấy
Đồ chơi hoặc bộ phận có thể tiếp xúc được của đồ chơi được thiết kế cho trẻ em dưới 3 tuổi.
Vật liệu dệt
Da thuộc
Bộ phận để cho vào miệng của các loại đồ chơi được khởi động bằng cách sử dụng miệng.
Gỗ
Giấy
Đồ chơi được mang trùm lên mũi hoặc miệng.
Vật liệu dệt
Giấy
Các loại vật liệu rắn làm đồ chơi với chủ định để lại vết.
Tất cả
Các loại chất lỏng có màu có thể tiếp xúc được trong đồ chơi.
Chất lỏng
Các loại đất sét nặn, các loại đất sét dùng để chơi hoặc tương tự, ngoại trừ các loại đồ chơi hóa học (hóa chất) được quy định tại TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5:1993)
Tất cả
Các chất tạo bong bóng khí
Tất cả
Các loại mô phỏng hình xăm làm đồ chơi
Tất cả

2.1.3.2.4.   Ngoài các yêu cầu quy định tại điểm 2.1.3.2.1; điểm 2.1.3.2.2 và điểm 2.1.3.2.3  của Quy chuẩn này, đồ chơi trẻ em phải đáp ứng các yêu cầu giới hạn mức thôi nhiễm  về các hợp chất hữu cơ độc hại khác được quy định tại các văn bản có liên quan.
2.1.4. Yêu cầu đối với đồ chơi trẻ em dùng điện
Ngoài các yêu cầu quy định tại các điểm 2.1.1, 2.1.2. và 2.1.3. của Quy chuẩn này, đồ chơi trẻ em không được dùng nguồn điện có điện áp danh định vượt quá 24 V và không một bộ phận nào trong đồ chơi trẻ em có điện áp danh định hoặc tức thời vượt quá 24 V.
Các bộ phận trong đồ chơi trẻ em nếu được nối hoặc có thể tiếp xúc với nguồn điện có điện áp danh định vượt quá giới hạn nêu trên cũng như các dây dẫn, cáp điện nối đến các bộ phận này phải được cách điện và bảo vệ thích hợp để ngăn ngừa rủi ro về điện.
2.2.  Ghi nhãn
Việc ghi nhãn đồ chơi trẻ em thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hoá. Các quy định về cảnh báo nêu trong các tiêu chuẩn tương ứng phải được thể hiện trên nhãn hàng hóa.  
Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0903509161 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

TIÊU CHUẨN VIETGAP

                            TIÊU CHUẨN VIETGAP

VietGAP là gì
VietGAP (là cụm từ viết tắt của: Vietnamese Good Agricultural Practices) có nghĩa là Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành đối với từng sản phẩm, nhóm sản phẩm thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất. 

Lợi ích khi áp dụng VietGAP

VietGAP là những nguyên tắc, trình tự, thủ  tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng; đồng thời bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản xuất.

Đối với xã hội: Đây chính là bằng chứng để khẳng định tên tuổi của các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản của Việt Nam, tăng kim ngạch xuất khẩu do vượt qua được rào cản kỹ thuật, không vi phạm quy định, yêu cầu của các nước nhập khẩu. Áp dụng VietGAP làm thay đổi tập quán sản xuất hiện nay, xã hội giảm bớt được chi phí y tế, người dân được sử dụng sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng có nghĩa là nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng và đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Đối với nhà sản xuất: Giúp nhà sản xuất phản ứng kịp thời hơn với các vấn đề trong sản xuất liên quan đến an toàn, vệ sinh thực phẩm thông qua việc kiểm soát sản xuất trong các khâu làm đất, chăn nuôi cho đến khi thu hoạch, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, ổn định. Những cơ sở sản xuất áp dụng quy trình và được cấp chứng chỉ VietGAP sẽ mang lại lòng tin cho cơ quan quản lý, nhà phân phối và người tiêu dùng. Chứng chỉ VietGAP giúp người sản xuất xây dựng thương hiệu sản phẩm và tạo thị trường tiêu thụ ổn định.

Đối với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu: Nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng nên sẽ bảo đảm chất lượng đầu ra của sản phẩm, vì thế giữ được uy tín với khách hàng và nâng cao doanh thu. Do nguồn nguyên liệu đầu vào đã được bảo đảm, doanh nghiệp có thể giảm bớt chi phí và thời gian cho việc kiểm tra mẫu đầu vào. Giảm nguy cơ sản phẩm bị cấm nhập khẩu hoặc bị kiểm tra 100% khi nhập do không đảm bảo yêu cầu về dư lượng hóa chất.

Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng sẽ được sử dụng những sản phẩm có chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, đó cũng là mục tiêu chính và lợi ích lớn nhất mà VietGAP mang lại. Với việc đề ra các nguy cơ và quy định thực hiện, VietGAP sẽ tạo nên quyền được đòi hỏi của người tiêu dùng, từ đó góp phần tạo lên một thế hệ người tiêu dùng dễ dàng nhận biết được sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên thị trường khi thấy có chứng nhận hoặc dấu chứng nhận sản phẩm VietGAP. Đây cũng là động lực chính thúc đẩy người dân và các nhà sản xuất phải cải tiến để sản xuất và cung ứng sản phẩm tốt từ nông nghiệp cho xã hội

Trung tâm giám định và  chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert.
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ 0905727089 để được tư vấn tốt nhất.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Chứng nhận hợp quy kính xây dựng

                               Chứng nhận hợp quy kính xây dựng

QCVN 16:2017/BXD là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng ban hành theo Thông tư số 10/2017/TT-BXD ngày 29 tháng 9 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018 và thay thế QCVN 16:2014/BXD ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BXD ngày 15/09/2014 của Bộ Xây dựng.
Các nhóm hàng hóa vật liệu xây dựng thuộc danh mục quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2017/BXD, bao gồm 6 nhóm sản phẩm, trong đó có: Nhóm sản phẩm Kính xây dựng.
Chứng nhận hợp quy (còn gọi là chứng nhận bắt buộc): là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. (Trích khoản 7 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật (khoản 1 Điều 3 – Thông tư số 21/2010/TT-BXD). CNHQ được thực hiện một cách bắt buộc.
Công bố hợp quy: là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản 2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
Phương thức chứng nhận hợp quy
Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại QCVN 16:2017/BXD
Theo quy định tại QCVN 16:2017/BXD thì phương thức đánh giá sự phù hợp được tiến hành như sau:
- Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có xây dựng và duy trì ổn định Hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo quá trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương. Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.
- Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm.
- Phương thức 1: Được áp dụng cho sản phẩm nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy chứng nhận có giá trị 1 năm và giám sát thông qua việc thử nghiệm mẫu đại diện của các lô sau.
Phương thức chứng nhận hợp quy theo quy định tại Thông tư số 21/2011/TT-BKHCN ngày 22/09/2011
- Đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa được sản xuất trong nước phương thức đánh giá sự phù hợp thực hiện theo phương thức 5 (phụ lục 2 -Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ).
- Đối với nhóm sản phẩm hàng hóa được nhập khẩu và tiêu thụ sử dụng trong nước thực hiện theo phương thức 7 (phụ lục 2 - Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

Hãy liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và hướng dẫn các dịch vụ tốt nhất.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 090 598 4899