Ưu nhược điểm khi tự công bố sản phẩm
Theo nghị định 38/2018/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Trong đó, vấn đề được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm nhất là việc tự công bố thực phẩm giao quyền tự chủ cho doanh nghiệp.
Có ý kiến cho rằng không nên bỏ việc công bố thực phẩm, bởi việc bãi bỏ sẽ thiếu đi cơ chế Tiền Kiểm trước khi sản phẩm lưu thông ngoài thị trường. Một số ý kiến cho rằng việc bãi bỏ là cần thiết vì thủ tục công bố thực phẩm tại Việt Nam gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Vậy có nên để doanh nghiệp tự chủ trong công bố lưu hành sản phẩm hay không ?
- Ưu điểm khi tự công bố sản phẩm:
Nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay đã bãi bỏ, không còn áp dụng đối với việc Công bố thực phẩm thường. Mà thay vào đó sẽ áp dụng kiểm soát chặt chẽ ngày từ quy trình sản xuất, cũng như kiểm tra sản phẩm khi bán trên thị trường. Do đó, nhiều doanh nghiệp nhận định tích cực về vấn đề bỏ công bố thực phẩm;
1. Đơn giản hóa thủ tục hành chính:
Doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh thực phẩm luôn gặp khó khăn với mỗi sản phẩm khi đưa sản phẩm ra thị trường là quá trình thực hiện thủ tục công bố thực phẩm thường. Văn bản pháp luật chồng chéo khiến cho doanh nghiệp không thể tự soạn hồ sơ công bố, kéo dài thời gian công bố đến 2 - 3 tháng thậm chí là hơn, gây thiệt hại nghiêm trọng cho doanh nghiệp;
2. Tránh được tiêu cực trong thời gian cấp phép:
Việc bỏ thủ tục công bố sẽ giảm thiểu được tiêu cực trong thủ tục hành chính. Vì doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sẽ tìm mọi cách có được giấy phép lưu hành để sản phẩm được lưu thông trên thị trường;
3. Tránh được chồng chéo trong các văn bản pháp luật:
Ví dụ như : Theo luật an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng mới đủ điều kiện công bố tiêu chuẩn chất lượng. Nhưng theo nghị định 38 thì việc công bố lưu hành cho những sản phẩm không có tiêu chuẩn , quy chuẩn;
Như vậy, giữa luật chuyên nghành và văn bản pháp luật rất khác biệt.
4. Phù hợp với thông lệ quốc tế:
Đa phần các quốc gia trên thế giới đã bãi bỏ công bố thực phẩm thường. Như vậy, để hội nhập với các nước trên thế giới việc bỏ thủ tục công bố thực phẩm thường là cần thiết. Thay vào đó là việc kiểm tra quy trình sản xuất, thị trường chặt chẽ.
5. Doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh:
Nhiều doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm thường đều vướng mắc, khó khăn khi tiến hành thủ tục công bố thực phẩm. Do đó, hạn chế nhiều doanh nghiệp nhập khẩu thực phẩm mới. Như vậy, Bãi bỏ thủ tục này thì doanh nghiệp có quyền chủ động chất lượng sản phẩm;
- Nhược điểm khi tự công bố thực phẩm:
Bên cạnh ưu điểm thì có nhược điểm như sau:
1. Không đủ cơ chế kiểm soát chất lượng:
Khi bỏ thủ tục công bố thực phẩm sẽ tạo ra kẽ hở lớn trong việc quản lý chất lượng sản phẩm.
2. Cần một đội ngũ thành tra hùng hậu:
Để kiểm soát được số lượng sản phẩm trên thị trường thì cần có một đội ngũ thanh tra rất lớn. Trong khi đó Việt Nam chúng ta chưa thể đáp ứng được vấn đề này.
3. Một số doanh nghiệp vẫn chưa có ý thức cao:
Doanh nghiệp sẽ chỉ chú trọng vào lợi ích của mình, Dù biết sản phẩm chưa dủ điều kiện lưu thông trên thị trường nhưng vẫn sẽ tìm đủ mọi cách để sản phẩm của mình lưu hành;
4. Người dân chưa có nhận thức cao về an toàn thực phẩm:
Khi cơ chế tiền kiểm chưa có, thì người chịu thiệt thòi nhất vẫn là người tiêu dùng.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Liên hệ : Ms Trần Hiền - 0903505783
Liên hệ : Ms Trần Hiền - 0903505783
Mail :tranhien.vietcert@gmail.com
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét