üüüTheo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá, các sản phẩm, hàng hoá “nồi cơm điện, máy xay sinh tố, máy pha cà phê, máy ép thực phẩm” là sản phẩm, hàng hoá có nguy cơ gây mất an toàn (hàng hoá nhóm 2) thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ về khía cạnh an toàn điện
???Các linh kiện và phụ tùng điện
là yếu tố quan trọng đảm bảo sản phẩm sử dụng năng lượng vận hành an toàn. Vì vậy,
thiết bị có thể trở nên nguy hiểm nếu các linh kiện và phụ tùng điện gặp trục
trặc. Một loạt thử nghiệm nghiêm ngặt trong môi trường phòng thí nghiệm đối với
các linh kiện và phụ tùng điện sẽ được tiến hành nhằm đảm bảo sản phẩm tuân thủ
tiêu chuẩn về sức khỏe và an toàn tại thị trường mục tiêu của doanh nghiệp. Thử
nghiệm cũng giúp doanh nghiệp sớm phát hiện lỗi trong quá trình sản xuất.
!!! Về Hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp, tại Thông tư số 21/2016/TT-BKHCN quy
định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Sửa đổi 1:2016
QCVN 4:2009/BKHCN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn thiết bị điện và điện
tử.
Điều 2. Thông tư này không áp dụng đối với:
1. Dây và cáp điện đã lắp sẵn trong thiết bị
điện, điện tử hoặc là một bộ phận của thiết bị điện, điện tử hoàn chỉnh.
2. Dây và cáp điện nhập khẩu về để lắp đặt
vào các thiết bị điện, điện tử sau đó xuất khẩu (gia công hàng xuất khẩu, hàng
tạm nhập tái xuất).
Điều 3. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/02/2017
Điều
4. Kể
từ ngày 01/08/2018, các sản phẩm dây và cáp điện sản xuất, nhập khẩu và lưu
thông trên thị trường phải áp dụng các quy định của Sửa đổi 1:2016 QCVN
4:2009/BKHCN.
Vì sao chúng ta phải thí nghiệm điện?
a) Để biết được tình trạng chất lượng của các thiết
bị điện:
Các thiết bị trên lưới điện qua thời gian, lớp cách điện
sẽ bị già hóa, chất lượng vật liệu điện cũng bị suy giảm. Vì thế nếu được thí
nghiệm, kiểm định thường xuyên thì nhà quản lý vận hành có thể biết được liệu
các thiết bị này chất lượng có còn tốt hay không.
b) Để đảm bảo tính minh bạch cho các thiết bị điện:
Trong trường hợp chẳng may xảy ra sự cố, hư hỏng, các
thiết bị điện cũng cần phải được thí nghiệm kiểm định để xác định mức độ hư
hỏng và nguyên nhân chính xác xảy ra sự cố.
c) Để tránh được tổn thất trong quá trình sản xuất:
Nếu các thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị quan
trọng và có giá trị lớn như máy biến áp, được thí nghiệm, kiểm định thường
xuyên, chúng ta có thể sớm phát hiện ra nguyên nhân gây hư hỏng, từ đó đưa ra
phương án xử lý kịp thời, tránh tình trạng hư hỏng hoàn toàn, phải tốn kém chi
phí sửa chữa mua sắm, cũng như tránh tổn thất cho nhà máy, xí nghiệp điển hình
là việc phải ngưng lại các hoạt động sản xuất khi có một thiết bị nào đó bị hư
hỏng.
d) Để tránh tình trạng rơ le không hoạt động, gây
hỏng hóc các thiết bị:
Các rơ le bảo vệ những thiết bị quan trọng trong hệ thống
nên cũng cần được thí nghiệm định kỳ để đảm bảo tính chính xác, kịp thời cô lập
thiết bị khi có sự cố, tránh tình trạng sự cố kéo dài do Rơ le bảo vệ không hoạt
động làm hư hỏng các thiết bị.
e) Để tuân thủ quy định của nhà nước về đảm bảo an
toàn điện:
Theo Bộ Công Thương, tất cả các đơn vị có sử dụng hoặc
mua bán điện bắt buộc phải thử nghiệm và kiểm định các thiết bị điện định kỳ
tối đa không quá 36 tháng để đảm bảo sự an toàn cao nhất.
((( Chứng nhận điện tại Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quy Vietcert
Trung tâm Giám định và Chứng nhận Hợp chuẩn
Hợp quy Vietcert là một trong những Tổ chức Chứng
nhận sản phẩm hàng hóa uy tín tại Việt Nam. Vietcert đã được nhiều Bộ ngành tin
tưởng chỉ định thực hiện đánh giá sự phù hợp đối với nhiều lĩnh vực, sản phẩm
hàng hóa. Đối với điện, Vietcert là một trong không nhiều các Tổ chức được chỉ
định Chứng nhận hợp quy điện. Với bề dày lịch sử, Vietcert tiếp tục được chỉ
định Chứng nhận cho sản phẩm điện theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia tại Thông tư 21/2016/TT-BKHCN
Chứng nhận
Hợp quy
Chứng nhận Hợp quy là bắt buộc thực hiện theo Quy định tại QCVN 4:2009/BKHCN
thì việc CNHQ thực hiện theo 2 phương thức sau:
Phương thức 5: Thử nghiệm mẫu
điển hình và đánh giá quá trình sản xuất, cấp giấy và dấu chứng nhận hợp quy có
giá trị hiệu lực trong 3 năm từ ngày cấp; giám sát định kỳ hàng năm thông qua
thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá
quá trình sản xuất;
Phương thức 7: Thử nghiệm
mẫu đại diện, đánh giá sự phù hợp của lô sản phẩm, hàng hóa. Căn cứ vào kết quả
thử nghiệm mẫu sản phẩm, hàng hóa được lấy theo phương pháp xác xuất thống kê
cho lô sản phẩm, hàng hóa để đưa ra kết luận về sự phù hợp cho lô sản phẩm,
hàng hóa cụ thể và không cần đánh giá, giám sát.
Deming thực hiện được các chỉ tiêu bắt buộc
tại QCVN4:2009/BKHCN
Để được tư vấn và hỗ trợ về các thủ
tục liên quan đến chứng nhận và thử nghiệm, vui lòng liên hệ
(Trung Tâm Giám định Và Chứng nhận Hợp chuẩn Hợp quyVietCert
(Viện Năng suất Chất lượng Deming
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét