Thứ Hai, 19 tháng 4, 2021

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM NHẬP KHẨU - VIETCERT

 

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA THỰC PHẨM NHẬPKHẨU

*    Kiểm tra chất lượng thực phẩm nhập khẩu là gì?

Kiểm tra chất lượng thực phẩm nhập khẩu là việc cơ quan nhà nước kiểm tra hồ sơ và lấy mẫu đại diện để kiểm tra về cảm quân, ghi nhãn, tình trạng bảo quản và tình trạng bao gói. Quy định này thể hiện công tác làm việc nghiêm túc, minh bạch của Nhà nước trước sự xuất hiện tràn lan của các loại thực phẩm nhập khẩu vào thị trường Việt Nam bằng nhiều hình thức như hiện nay.

Quy định mới về kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu theo nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm. Nghị định thay thế cho Nghị định 38/2012/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày ký. Theo quy định mới này thì việc kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu đã được điều chỉnh, khắc phục những tồn tại bấy lâu nay nhằm giảm bớt khó khăn, chi phí cho doanh nghiệp 

*    Phương pháp kiểm tra thực phẩm nhập khẩu theo nghị định 15-2028/NĐ-CP               

1. Phương thức kiểm tra giảm, theo đó kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 01 năm do cơ quan hải quan lựa chọn ngẫu nhiên.

2. Phương thức kiểm tra thông thường, theo đó chỉ kiểm tra hồ sơ của lô hàng nhập khẩu.

3. Phương thức kiểm tra chặt, theo đó kiểm tra hồ sơ kết hợp lấy mẫu kiểm nghiệm.

*    Trình tự kiểm tra thực phẩm nhập khẩu

1. Trình tự kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra giảm:

a) Khi làm thủ tục hải quan, chủ hàng có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này;

b) Cơ quan hải có trách nhiệm chọn ngẫu nhiên tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu thuộc diện kiểm tra giảm trong vòng 01 (một) năm để kiểm tra hồ sơ theo quy định.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thông quan hàng hóa. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu.

2. Trình tự kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra thông thường:

a) Trước hoặc khi hàng về đến cửa khẩu, chủ hàng nộp hồ sơ đăng ký kiểm tra theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định này đến cơ quan kiểm tra nhà nước hoặc Cổng thông tin một cửa quốc gia phân hệ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương (nếu đã áp dụng);

b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;

c) Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.

3. Trình tự, thủ tục kiểm tra đối với trường hợp kiểm tra chặt:

a) Thực hiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan kiểm tra nhà nước có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy mẫu, kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo yêu cầu và ra thông báo thực phẩm đạt hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu theo Mẫu số 05 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp yêu cầu bổ sung hồ sơ thì phải nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý của việc yêu cầu;

c) Chủ hàng có trách nhiệm nộp Thông báo kết quả xác nhận thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa.


Quý Doanh nghiệp cần hỗ trợ tư vấn, chứng nhận vui lòng liên hệ: 

-------------------------------------------------------------------------

Hotline/Zalo: 0905 527 089

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét