Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ - VIETCERT

 NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ
XU HƯỚNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG TOÀN CẦU


a)    Có nhiều cách nhìn nhận về cụm từ “nông nghiệp hữu cơ” nhưng để chuẩn hóa cho dễ hiểu cụm từ trên được hiểu theo cách khái niệm: Là một hệ thống nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh vật đất. Việc canh tác này cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc kháng sinh, phân bón hóa học, giống biến đổi gen và hormone tăng trưởng.

b)     Hệ thống sản xuất này được thừa nhận khi đảm bảo được các hình thức canh tác sau:

Hữu cơ hoàn toàn (100% organic): không thêm một chất hóa học nào khác.

Hữu cơ (Organic): có trên 95% chất hữu cơ được sử dụng.

Sản xuất với thành phần hữu cơ: có ít nhất 70% hữu cơ được sử dụng.

Có thành phần hữu cơ: dưới 70% hữu cơ được sử dụng.

c)     Cách hiểu đúng về sản phẩm sạch và sản phẩm hữu cơ

Cả 2 loại sản phẩm đều giống nhau về bản chất đều là sản phẩm an toàn với sức khỏe, nhưng khác nhau về phương pháp canh tác.

Sản phẩm sạch:  Nói chung vẫn có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc cỏ có nguồn gốc tổng hợp, kể cả các giống cây trồng biến đổi gen. Tuy nhiên, quy trình sản xuất phải được ghi chép cẩn thận, có thể truy nguyên nguồn gốc và khi kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm được sử dụng liên tục thì dư lượng chất cấm nằm ở ngưỡng chấp nhận theo tiêu chuẩn tương ứng. Đồng thời, hoạt động sản xuất cũng không gây ô nhiễm môi trường. Sản phẩm  sản xuất phải đạt các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGap… và tiêu chuẩn này sẽ liên tục thay đổi theo yêu cầu bảo vệ sức khỏe của cơ quan ban hành.

Sản phẩm hữu cơ:  Quá trình canh tác luôn được theo dõi và kiểm soát, luôn tuân thủ quy trình quản lí theo tiêu chuẩn áp dụng và được các tổ chức uy tín chứng nhận và kiểm soát định kỳ hằng năm.

d)     Chất lượng, độ dinh dưỡng và độ an toàn của thực phẩm hữu cơ.

Thực phẩm hữu cơ cho thấy sự khác biệt rõ ràng về chất dinh dưỡng thiết yếu (vitamin, chất chống oxi hóa, omega-3…), ít nguy hại về kim loại nặng, khuẩn E-coli và Salmonella. Nhưng ta không thể đánh giá chất lượng và độ dinh dưỡng của quá trình canh tác này và quá trình canh tác khác với mức độ 100% vì còn rất nhiều các yếu tố liên quan đến kết quả tổng thể. Vd: Quá trình lấy mẫu thử nghiệm , thời điểm lấy mẫu của sản phẩm, thời kỳ sinh trưởng của sản phẩm…

Tuy nhiên đối với các sản phẩm sản xuất từ quá trình canh tác sản xuất hữu cơ luôn đảm bảo thời điểm thu hoạch đúng với quá trình phát triển sinh học của cây trồng, khi đó hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm ở mức cao và ổn định nhất.

e)     Nhận diện đúng về sản phẩm hữu trên được niêm yết trên thị trường.

Người tiêu dùng nên chú ý vào các sản phẩm đã được chứng nhận hữu cơ, theo tiêu chuẩn chứng nhận tương ứng, việc nhận diện sản phẩm hữu cơ đầu tiên trên các sản phẩm được đưa ra thị trường phải có dấu chứng nhận, mã tổ chức chứng nhận cấp cho sản phẩm, mã truy xuất, ngoài ra còn phải dựa vào sự minh bạch, uy tín của đơn vị kinh doanh sản phẩm hữu cơ, kiểm tra hiệu lực của chứng nhận trên website của tổ chức chứng nhận hữu cơ cho sản phẩm.

f)  Trung Tâm Giám Định Và Chứng Nhận Hợp Chuẩn Hợp Quy Vietcert

VIETCERT hiểu được sự cần thiết cũng như tầm quan trọng của lĩnh vực trên, VietCert đã tích cực hoàn thiện các năng lực và cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tư vấn xây dựng và đánh giá chứng nhận lĩnh vực sản xuất sản phẩm theo hướng nông nghiệp hữu cơ.

- VIETCERT tự hào là một trong những tổ chức đánh giá sự phù hợp đầu tiên được chỉ định chứng nhận về lĩnh vực Nông nghiệp hữu cơ

Quý khách hàng cần tư vấn hỗ trợ, vui lòng liên hệ Hotline: 0905 527 089

           Mong rằng với những khái niệm sơ lược về Nông nghiệp hữu cơ, chúng ta sẽ có những nhìn nhận chính xác và rõ ràng hơn. Chính sự thay đổi nhận thức của mỗi chúng ta sẽ làm cuộc sống này tốt đẹp hơn. Vì một nền nông nghiệp sạch – vì một tương lai bền vững.!







Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

CHỨNG NHẬN HỢP QUY KHĂN GIẤY VÀ GIẤY VỆ SINH - VIETCERT

 

CHỨNG NHẬN HỢP QUY khăn giấy và giấy vệ sinh

Thông tư 36/2015/TT-BCT ngày 28/10/2015 và Thông tư 33/2016/TT-BCT ngày 23/12/2016 của Bộ Công thương quy định các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh  giấy tissue chính thức được áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia mang số hiệu QCVN 09:2015/BCT. Như vậy kể từ ngày 01/01/2018 các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh  giấy tissue bắt buộc phải thực hiện áp dụng Quy chuẩn QCVN 09:2015/BCT. Để hiểu rõ hơn về thủ tục này Vietcert xin giới thiệu như sau:

1.   Các loại giấy cần chứng nhận hợp quy theo QCVN 09:2015/BCT

-      Giấy tissue: Là loại giấy đã được làm nhăn, gồm một hoặc nhiều lớp giấy có định lượng thấp. Giấy tissue và giấy tissue dạng cuộn lớn dùng cho gia công khăn giấy, giấy vệ sinh sau đây sẽ được gọi tắt là giấy tissue.



-      Khăn giấy: Là sản phẩm được làm từ giấy tissue với các kích thước khác nhau được sử dụng cho mục đích làm sạch và thấm hút. Khăn giấy có thể được dập nổi, có màu trắng hoặc các màu khác hoặc có các hình in trang trí.



-      Giấy vệ sinh: Là các sản phẩm được làm từ giấy tissue ở dạng cuộn hoặc dạng tờ, có thể có màu trắng hoặc các màu khác hoặc có các hình in trang trí. Giấy vệ sinh có tính thấm hút và được sử dụng cho mục đích vệ sinh.


                      2.   Yêu cầu đối với nguyên liệu

a.     Bột giấy

+ Bột giấy sử dụng trong quá trình sản xuất khăn giấy và giấy vệ sinh bao gồm bột giấy nguyên thủy, bột giấy tái chế, hỗn hợp bột giấy nguyên thủy và tái chế.



 + Bột giấy tái chế sử dụng trong sản xuất khăn giấy và giấy vệ sinh được sản xuất từ các loại giấy văn phòng phù hợp với Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5946: 2007 - Giấy loại.

 b.     Hóa chất

Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất khăn giấy và giấy vệ sinh phải tuân thủ quy định trong Luật Hóa chất số 06/2007/QH12.

3.     Yêu cầu đối với sản phẩm

a.     Các chỉ tiêu cơ lý

Sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue phải đáp ứng các yêu cầu về chỉ tiêu cơ lý quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 - Chỉ tiêu cơ lý

TT

Tên chỉ tiêu

Mức quy định

Phương pháp thử

Khăn giấy và giấy tissue (dùng cho gia công khăn giấy)

Giấy vệ sinh và giấy tissue (dùng cho gia công giấy vệ sinh)

Một lớp

Hai lớp

Ba lớp

Bốn lớp

Một lớp

Hai lớp

Ba lớp

1

Độ bền kéo, N/m, không nhỏ hơn:

 

 

 

 

 

 

 

TCVN 8309-4: 2009 (ISO 12625-4: 2005)

- Chiều dọc

100,0

110,0

180,0

200,0

90,0

100,0

150,0

- Chiều ngang

40,0

45,0

60,0

80,0

40,0

45,0

50,0

2

Tỷ lệ độ bền kéo ướt/độ bền kéo khô, %

5 - 15

-

-

-

TCVN 8309-5: 2010 (ISO 12625-5: 2005)

3

Khả năng hấp thụ nước, g/g, không nhỏ hơn

7,0

7,5

8,0

8,0

7,5

TCVN 8309-8: 2009 (ISO 12625-8: 2005)

b.     Các chỉ tiêu hóa học

Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue phải đáp ứng các yêu cầu về chỉ tiêu hóa học quy định trong Bảng 2.

Bảng 2 - Chỉ tiêu hóa học

TT

Tên chỉ tiêu

Mức quy định

Phương pháp thử

1

Độ ẩm, %, không lớn hơn

8,0

TCVN 1867: 2010 (ISO 187: 2009)

2

pH nước chiết

6,5-7,5

TCVN 7066-1: 2008 (ISO 6588-1: 2005)

3

Độ bền màu của giấy (loại được làm trắng bằng chất tăng trắng huỳnh quang), mức, không nhỏ hơn

4

TCVN 10089: 2013 (EN 648:2006)

4

Độ bền màu của giấy (loại được nhuộm màu và có các hình in)

Không dây màu

TCVN 10087: 2013 (EN 646: 2006)

5

Hàm lượng formaldehyt, mg/dm2, không lớn hơn

1,0

TCVN 8308: 2010 (EN 1541:2001)

6

Hàm lượng chì (Pb), mg/dm2, không lớn hơn

0,003

TCVN 10093: 2013 (EN 12498: 2005)

7

Hàm lượng cadimi (Cd), mg/dm2, không lớn hơn

0,002

TCVN 10093: 2013 (EN 12498: 2005)

8

Hàm lượng thủy ngân (Hg), mg/dm2, không lớn hơn

0,002

TCVN 10092: 2013 (EN 12497: 2005)

c.     Các chỉ tiêu vi sinh

Các sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh và giấy tissue phải đáp ứng các yêu cầu về chỉ tiêu vi sinh quy định trong Bảng 3.

Bảng 3 - Chỉ tiêu vi sinh

TT

Tên chỉ tiêu

Mức quy định

 

Khăn giấy và giấy tissue (dùng cho gia công khăn giấy)

Giấy vệ sinh và giấy tissue (dùng cho gia công giấy vệ sinh)

Phương pháp thử

1

Tổng số vi khuẩn hiếu khí, CFU/g, không lớn hơn

3 x 102

103

Phụ lục A.4

2

Tổng số nấm mốc, CFU/g, không lớn hơn

102

102

Phụ lục A.4

4.     Yêu cầu về ghi nhãn

-        Trên mỗi đơn vị bao gói sản phẩm phải có nhãn hàng hóa. Nội dung ghi nhãn phải rõ ràng, dễ đọc, khó tẩy xóa và phải theo đúng quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ

-        Nội dung ghi nhãn hàng hóa phải có tối thiểu các thông tin sau:

ü    Tên, địa chỉ của nhà sản xuất;

ü    Tên, địa chỉ nhà nhập khẩu (đối với sản phẩm nhập khẩu);

ü    Nhãn hiệu sản phẩm;

ü    Số hiệu tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố áp dụng;

ü    Dấu hợp quy (dấu CR);

ü    Định lượng của một lớp giấy;

ü    Loại bột giấy sử dụng;

ü    Số lớp của sản phẩm;

ü    Ngày sản xuất - hạn sử dụng.

Để được hỗ trợ sớm nhất, vui lòng liên hệ: Phone/Zalo: 0905 527 089

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT