Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018

GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHÂN BÓN


GIẤY PHÉP NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo điều 28 nghị định 108/2017/NĐ-CP quy định:
 Hồ sơ gồm có:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mu số 19 tại Phụ lục I Nghị định 108/2017/NĐ-CP;
b) Bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
c) Tờ khai kỹ thuật theo Mu số 20 tại Phụ lục I Nghị định 108/2017/NĐ-CP;
d) Bản tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu về chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn;
đ) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 2 Điều 27 của Nghị định 108/2017/NĐ-CP, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d trên, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu), kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) do nước xuất khu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn của nước xuất khẩu;
e) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 27 của Nghị định 108/2017/NĐ-CP, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d trên, tổ chức, cá nhân phải nộp Giấy xác nhận hoặc Giy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;
g) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm e khoản 2 Điều 27 của Nghị định 108/2017/NĐ-CP, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b trên, tổ chức, cá nhân phải nộp bản chính hoặc bản sao hợp lệ hp đng nhập khẩu, hợp đồng xuất khu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài;
h) Trường hợp nhập khẩu phân bón theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 27 của Nghị định 108/2017/NĐ-CP, ngoài các văn bản, tài liệu quy định tại điểm a, b, c, d trên, tổ chức, cá nhân phải nộp bản sao hợp lệ đ cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu.

  Quý khách hàng cần hỗ trợ về thủ tục kiểm tra nhà nướcchứng nhận hợp quy các lô hàng phân bón nhập khẩu vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới. 
       Với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm. Hệ thống văn phòng trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
------------------

HOTLINE:
Mr.Đồng: 0903 505 940 – 0868 225 255
Mail: nghiepvu01.vietcert@gmail.com

HỆ THỐNG VĂN PHÒNG

Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2018

Đánh giá chứng nhận VietGAP hộ Lâm Thành Thanh







Đánh giá chứng nhận công ty Liên Phước Thành









Đánh giá chứng nhận Công ty vật liệu xanh Đại Dũng







Chứng nhận hợp quy giấy


Chứng nhận hợp quy giấy 

Các sản phẩm như giấy vệ sinh, khăn giấy…là những vật dụng thiết yếu, quan trọng đối với con người. Tuy nhiên, chất lượng của những sản phẩm này đến nay chưa thật sự được đảm bảo.

Để kiểm soát chất lượng của các sản phẩm trên và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, Thông tư 36/2015/TT-BCT về Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia đối với sản phẩm Khăn giấy và Giấy vệ sinh được ban hành vào tháng 10 năm 2015, có hiệu lực từ 01/01/2017 và dự kiến các doanh nghiệp buộc phải có chứng nhận hợp quy giấy từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.

Chứng nhận hợp quy là gì?
Chứng nhận hợp quy là hoạt động đánh giá, kiểm nghiệm về thành phần, chất lượng sản phẩm dựa theo những quy chuẩn cho sẵn trong các văn bản, thông tư của pháp luật.

Tất cả những doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nằm trong danh mục quy chuẩn của nhà nước đều phải có giấy chứng nhận hợp quy như một thủ tục pháp lí bắt buộc.


Chứng nhận hợp quy giấy là gì?
Chứng nhận hợp quy giấy
Chứng nhận hợp quy giấy không chỉ là một thủ tục pháp lý của doanh nghiệp mà còn là một “tấm vé” đảm bảo của doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm khi quảng bá thương hiệu với đối tác và khách hàng.

Từ những giải thích về chúng nhận hợp quy trên, ta có thể hiểu chứng nhận hợp quy giấy đơn giản là chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm giấy nói chung.


Thông tư 36/2015/TT-BCT

Thông tư 36/2015/TT-BCT được Bộ Công thương ban hành vào ngày 28/10/2015 quy định rất cặn kẽ về các quy chuẩn chung với mặt hàng khăn giấy và giấy vệ sinh.

Theo đó, sản phẩm trước khi nhận được chứng nhận hợp quy giấy phải trải qua đánh giá, kiểm nghiệm vô cùng khắt khe bởi những máy móc hiện đại nhất, những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.


QCVN 09:2015/BTC

QCVN 09: 2015/BTC được ban soạn thảo Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia đối với sản phẩm Khăn giấy và Giấy vệ sinh. Bộ công thương ban hành kèm theo thông tư 36/2015/TT-BCT.

Quy chuẩn này quy định rất rõ về các chỉ tiêu cơ lí, hóa học và vi sinh của các sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh.


Đối tượng phải có chứng nhận hợp quy giấy
Các tổ chức, cá nhận sản xuất, gia công các loại khăn giấy, giấy vệ sinh tại Việt Nam; nhập khẩu khăn giấy và giấy vệ sinh.
Các tổ chức, cá nhân, nhập khẩu, buôn bán sản phẩm giấy vệ sinh, khăn giấy tại Việt Nam và và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Hồ sơ đăng ký chứng nhận bao gồm những gì?
Văn bản xin chứng nhận hợp quy.
Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân: Bản sao có công chứng giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép thành lập.
Kết quả kiểm tra, đánh giá sản phẩm của đơn vị kiểm định có đủ thẩm quyền quy định theo thông tư 36/2015/TT – BCT.

Quy trình chứng nhận hợp quy giấy 
Bước 1: Lấy thông tin từ khách hàng.
Bước 2: Tiến hành báo giá.
Bước 3: Ký kết kết hợp đồng.
Bước 4: Tiến hành hoạt động tư vấn, đánh giá nhà máy.
Bước 5: Thử nghiệm mẫu giấy.
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận hợp quy.
Bước 7: Công bố lên Bộ Công Thương.
-----------------------------------------------------
Trung tâm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert
Liên hệ: Ms Vy 0903 520 599 để được hỗ trợ tốt nhất!

Thứ Tư, 19 tháng 12, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY KHĂN GIẤY, GIẤY VỆ SINH

1. Tại sao cần chứng nhận hợp quy giấy?

Khăn giấy và giấy vệ sinh là những sản phẩm tiêu dùng hàng ngày và có tác động trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng. Sản phẩm giấy kém chất lượng có thể gây ra dị ứng, viêm da hoặc nguy hiểm hơn là ngộ độc cùng nhiều hậu quản nghiêm trọng khác. Do đó, Bộ Công Thương đã ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2015/BCT để kiểm soát chất lượng cho mặt hàng này theo Thông tư số 36/2015/TT-BCT và Thông tư số 33/2016/TT-BCT.
QCVN 09:2015/BCT quy định mức giới hạn của các chỉ tiêu cơ lý, hóa học, vi sinh, phương pháp thử, các yêu cầu về ghi nhãn và các yêu cầu về quản lý chất lượng đối với sản phẩm khăn giấy, giấy vệ sinh, giấy tissue và giấy tissue dạng cuộn lớn được tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
Như vậy, tất cả các sản phẩm chưa có hoặc không có dấu hợp quy (dấu CR) trên bao bì sản phẩm là hàng hóa chưa đạt chất lượng theo quy chuẩn trên và không được lưu thông trên thị trường từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.



Quy trình Chứng Nhận Hợp Quy 

2. Dịch vụ chứng nhận hợp quy giấy của Vietcert

Ngày 23/04/2018, Bộ Công thương chỉ định Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcrt thực hiện việc chứng nhận các sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh theo quyết định số 4048/QĐ-BCT





Do nhu cầu thực tế từ các công ty sản xuất, phân phối và xuất nhập khẩu khăn giấy, giấy vệ sinh cũng như giấy tissue tại Việt Nam trước quy định thực hiện quy chuẩn quốc gia QCVN 09:2015/BCT, Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert tự hào là đơn vị uy tín, thương hiệu tin cậy của hàng nghìn doanh nghiệp về dịch vụ chứng nhận  được đánh giá chỉ định của Bộ Công Thương về chứng nhận hợp quy khăn giấy, giấy vệ sinh. 

=======================================================================
Với kinh nghiệm dày dặn, hỗ trợ hết mình cho công tác triển khai áp dụng của quý khách hàng. Chúng tôi tin rằng sẽ mang đến sự cải tiến vượt trội cho quý khách hàng.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:

Ms: Anh Thư
Hotline: 0903 505 410 
Mail: Nghiepvu1@vietcert.org

  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

Chứng nhận hợp quy phân bón là gì ?

Chứng nhận hợp quy phân bón là gì ? 
Liệu quý khách đã định nghĩa được và hiểu về vấn đề phân bón cần được chứng nhận hợp quy. Chứng nhận hợp quy phân bón là một trong những điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp lưu hành phân bón trên thị trường. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp đạt được nhiều hiệu quả về kinh doanh, hệ thống quản lý chất lượng, tạo vị trí bền vững hơn trên thị trường cạnh tranh hiện nay. Và để hiểu rõ hơn thì mời quý khách đọc bài viết sau :

Chứng nhận hợp quy phân bón là gì ? Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng hoặc có tác dụng cải tạo đất. Phân bón bao gồm phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ, phân bón lá và các loại phân bón khác. Và trong bối cảnh của nền kinh tế hiện nay, phân bón là một loại vật tư thiết yếu phục vụ ngành trồng trọt luôn biến động về giá và nguồn cung đã tác động rất lớn đến sản xuất. Lợi dụng lúc giá phân bón biến động ở mức cao, một số doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đã đưa ra thị trường nhiều loại phân bón kém chất lượng, phân bón giả gây thiệt hại cho người nông dân, làm ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường phân bón trong nước. Cho nên vấn đề chứng nhận hợp quy phân bón là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt hơn không chỉ đơn thuần chứng nhận hợp quy phân bón chung chung mà đối với phân bón hữu cơ, vô cơ, phân bón lá đều phải chứng nhận hợp quy đầy đủ trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ. Chứng nhận hợp quy phân bón theo Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24/06/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 202/2013/NĐ-CP về quản lý phân bón.
-----------------------------------------
Trung tâm giám định chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert.

Bài viết trên đã nêu được phần nào về sự cần thiết của việc chứng nhận hợp quy phân bón như thế nào. Ngoài ra nếu có nhu cầu hay thắc mắc gì về các vấn đề phân bón quý khách liên hệ Ms Vy: 0903 520 599 để được hỗ trợ tốt nhất!

Thủ tục đăng ký công bố Thức ăn chăn nuôi- 0905527089

 Thủ tục đăng ký công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi cho mọi người có cái nhìn tổng quan hơn khi tiến hành thực hiện hợp quy thức ăn chăn nuôi



Thủ tục đăng ký công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ tại Sở Nông nghiệp và PTNT
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ, viết phiếu hẹn trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ. Không để tổ chức, cá nhân phải đi lại bổ sung hồ sơ quá hai lần cho một vụ việc.
– Nghiêm cấm cán bộ tiếp nhận hồ sơ không được tự ý yêu cầu người nộp hồ sơ bổ sung thêm những giấy tờ không có trong quy định.
– Chuyển hồ sơ đến Phòng Nông nghiệp xử lý.
Hồ sơ công bố hợp quy gồm có:
1. Bản công bố hợp quy theo mẫu hợp quy thức ăn chăn nuôi quy định ;
2. Bản sao chứng chỉ chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho bê và bò thịt phù hợp Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do tổ chức chứng nhận được Cục Chăn nuôi chỉ định cấp;
3. Bản mô tả chung về sản phẩm, hàng hoá (đặc điểm, tính năng, công dụng….).
Phòng Nông nghiệp thẩm định hồ sơ, vào sổ theo dõi giải quyết và trình Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT ký,
Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc văn bản thông báo trả lời không đạt. Nêu rõ lý do không đạt cho cá nhân, tổ chức biết.
Chuyển kết quả xử lý cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
Công chức bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thực hiện các việc sau:
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp lại giấy hẹn trả kết quả, phiếu yêu cầu bổ sung hồ sơ (nếu có) và lưu trữ toàn bộ vào hồ sơ của thủ tục hành chính đã thực hiện.
– Trả kết quả cho tổ chức, cá nhân (trường hợp nhận hộ phải có CMND của người nhận hộ) và yêu cầu người nhận kết quả ký vào sổ giao nhận theo quy định
Hy vọng với những thông tin cơ bản trên đây chúng tôi cung cấp sẽ giúp cho mọi người dễ dàng hơn khi tìm hiểu cũng như thực hiện Thủ tục hành chính đăng ký công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi một cách tiết kiệm thời gian nhất có thể. Hãy đến với VietCert khách hàng sẽ được tư vấn trình tự thủ tục nhanh, gọn, tiết kiệm thời gian.
Mọi chi tiết xin liên hệ : MS Trang 0903516929 để được tư vẫn tận tình

HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ISO 14001



ISO 14000 LÀ GÌ
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 gồm các tiêu chuẩn liên quan các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh giá vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê khí nhà kính…

Ngày 14/09/2015 tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đã chính thức ban hành tiêu chuẩn ISO 14001:2015 thay thế cho tiêu chuẩn ISO 14001:2004.

Phiên bản mới yêu cầu phải nắm bắt được thực trạng của tổ chức hay doanh nghiệp nhằm quản lý  rủi ro tốt hơn. Bên cạnh đó, phiên bản ISO 14001:2015 cũng chú trọng hơn tới vai trò của lãnh đạo đối với tổ chức hay doanh nghiệp trong công tác quản lý môi trường. Ngoài ra, sẽ có sự thay đổi theo hướng nâng cao hiệu quả môi trường bên cạnh việc cải tiến hệ thống quản lý.

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT TRONG ISO 14001:2015
Quản lý môi trường chiến lược
Quản lý môi trường đóng một vai trò ngày càng tăng trong quá trình lập kế hoạch chiến lược của tổ chức. Một yêu cầu mới để hiểu bối cảnh của tổ chức đã được thiết lập nhằm xác định và tạo ra cơ hội đòn bẩy cho lợi ích của cả tổ chức và môi trường của tổ chức. Một chú ý đặc biệt dựa trên các vấn đề hoặc hoàn cảnh thay đổi liên quan đến các nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan (bao gồm cả yêu cầu điều chỉnh) và điều kiện môi trường địa phương, môi trường khu vực hoặc toàn cầu có thể ảnh hưởng, bị ảnh hưởng bởi hoạt động của tổ chức. Một khi xác định ưu tiên, các hành động để giảm thiểu rủi ro bất lợi hoặc khai thác các cơ hội có lợi được tích hợp trong các kế hoạch hoạt động của hệ thống quản lý môi trường.


Vai trò của lãnh đạo
Để đảm bảo sự thành công của hệ thống, một điều khoản mới đã được thêm vào để phân công trách nhiệm cụ thể đối với những người trong vai trò lãnh đạo nhằm thúc đẩy về quản lý môi trường trong tổ chức.

Công tác bảo vệ môi trường
Có một sự kỳ vọng lớn ở các tổ chức nhằm cam kết tiên phong trong việc bảo vệ môi trường khỏi bị tổn hại và suy thoái, phù hợp với bối cảnh của tổ chức. Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 không đưa ra định nghĩa khái niệm về “bảo vệ môi trường” nhưng lưu ý rằng nó có thể bao gồm phòng ngừa ô nhiễm, sử dụng tài nguyên bền vững, giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái, .v.v…

Kết quả hoạt động môi trường
Việc nhấn mạnh đến cải tiến liên tục, từ việc cải tiến hệ thống quản lý, nhằm mục đích nâng cao kết quả hoạt động môi trường. Phù hợp với các cam kết trong chính sách của mình và trong khả năng, tổ chức sẽ giảm lượng phát thải, nước thải và chất thải tới mức quy định của tổ chức.

Tư duy về vòng đời sản phẩm
Bên cạnh việc bổ sung các yêu cầu hiện tại để quản lý các khía cạnh môi trường liên quan đến hàng hóa và dịch vụ mua sắm, các tổ chức sẽ cần phải mở rộng việc kiểm soát và ảnh hưởng của họ với các tác động môi trường liên quan tới việc sử dụng sản phẩm và việc xử lý hay thải bỏ sản phẩm ở cuối vòng đời. Điều này không mang ý nghĩa là yêu cầu đánh giá vòng đời sản phẩm.

Trao đổi thông tin
Trao đổi thông tin bên ngoài và nội bộ được nhấn mạnh, được bổ sung trong việc phát triển chiến lược truyền thông. Điều này bao gồm yêu cầu về thông tin phù hợp và đáng tin cậy, và thiết lập cơ chế để mọi người làm việc dưới sự kiểm soát của tổ chức có thể đề xuất cải tiến liên quan đến hệ thống quản lý môi trường. Quyết định trao đổi thông tin với bên ngoài được lưu giữ bởi tổ chức, tuy nhiên quyết định này cần phải tính tới thông tin phải được báo cáo theo yêu cầu của cơ quan quản lý và sự mong đợi của các bên quan tâm.

Thông tin dạng văn bản
Phản ánh cuộc cách mạng trong hệ thống máy tính và điện toán đám mây để vận hành hệ thống quản lý, bản sửa đổi kết hợp thuật ngữ “thông tin được văn bản hóa” thay thế cho “tài liệu” và “hồ sơ”. Để nhất quán với tiêu chuẩn ISO 9001, tổ chức này sẽ sự linh hoạt khi xác định “thủ tục” khi nào là cần thiết để đảm bảo kiểm soát quá trình hiệu quả.
Sự thay đổi quan trọng đầu tiên liên quan đến cấu trúc của tiêu chuẩn ISO. Tương tự như thay đổi phiên bản của tiêu chuẩn ISO 9001, tổ chức ISO phát triển ISO Guide 83 và xuất bản Phụ lục SL 2013. Các nỗ lực để thống nhất tất cả các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý và tạo ra các cấu trúc thống nhất các tiêu chuẩn là lý do tại sao Phụ lục SL được xuất bản. Đây được coi là cấu trúc điển hình cho tất cả các tiêu chuẩn ISO về hệ thống quản lý. Khi nói đến sự tích hợp của nhiều tiêu chuẩn, cơ cấu thống nhất này sẽ tạo thuận lợi đáng kể quá trình thực hiện. Tất cả các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý sẽ có cùng một cấu trúc cấp cao (High-level structure – HLS) của Phụ lục SL này theo 10 điều khoản sau đây:
1. Phạm vi
2. Tài liệu tham khảo
3. Thuật ngữ
4. Bối cảnh của Tổ chức
5. Vai trò của lãnh đạo
6. Hoạch định
7. Hỗ trợ
8. Hoạt động
9. Đánh giá kết quả hoạt động
10. Cải tiến

Mọi chi tiết xin liên hệ MS. Quân - 0905527089 TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT.

Lợi ích của chứng nhận ISO 14001



Về mặt thị trường:

Nâng cao uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp với khách hàng,

Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động môi trường,

Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của cơ quan quản lý môi trường và cộng đồng xung quanh.

Về mặt kinh tế:

Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào,

Giảm thiểu mức sử dụng năng lượng,

Nâng cao hiệu suất các quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ,

Giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý,

Tái sử dụng các nguồn lực/tài nguyên,

Tránh các khoản tiền phạt về vi phạm yêu cầu pháp luật về môi trường,

Giảm thiểu chi phí đóng thuế môi trường,

Hiệu quả sử dụng nhân lực cao hơn nhờ sức khoẻ được đảm bảo trong môi trường làm việc an toàn,

Giảm thiểu các chi phí về phúc lợi nhân viên liên quan đến các bệnh nghề nghiệp,

Giảm thiểu tổn thất kinh tế khi có rủi ro và hoặc tai nạn xảy ra.


Về mặt quản lý rủi ro:

Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra,

Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm,

Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.

Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận:

Được sự đảm bảo của bên thứ ba,

Vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương mại.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ MS. Quân - 0905527089 TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT

KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

THỦ TỤC KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Căn cứ  vào Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT, ngày 8/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và  Phát triển nông thôn về quản lý thuốc Bảo vệ thực vật. Các loại thuốc Bảo vệ thực vật trước khi tiến hành chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy để lưu thông trên thị trường đều phải tiến hành Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật



QUY TRÌNH KHẢO NGHIỆM

CÁC HÌNH THỨC KHẢO NGHIỆM THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

1.  Hình thức khảo nghiệm hiệu lực sinh học:

  • Đối với khảo nghiệm diện hẹp thì được tổ chức trên quy mô nhỏ được tiến hành tại ít nhất 2 vùng sản xuất như phía bắc và phía nam,trong mỗi vùng thì khảo nghiệm tại 2 địa điểm và được tiến hành trong 2 vụ sản xuất khác nhau
  • Đối với khảo nghiệm diện rộng được tổ chức trên quy mô lớn và cũng được tiến hành trên 2 vùng sản xuất nhưng mỗi vùng chỉ khảo nghiệm tại 1 địa điểm và chỉ trong 1 vụ sản xuất
  • Đối với các loại khảo nghiệm đặc biệt thì phải thực hiện khảo nghiệm theo quá trình riêng của chuyên nghành
  • Đối với những loại nông sản và loại bệnh hại chỉ có ở một vùng sản xuất nhất định thì khảo nghiệm tại 2 địa điểm của vùng sản xuất đó
2. Hình thức khảo nghiệm xác định thời gian cách ly:

  • Hình thức khảo nghiệm thời gian cách ly được tiến hành được tiến hành tại 2 vùng sản xuất và trong 2 vụ sản xuất khác nhau
  • Đối với nông sản chỉ có một vụ thì tiến hành khảo nghiệm tại 2 địa điểm khác nhau trong cùng 1 vụ đó
  • Đối với loại nông sản chỉ có tại 1 vùng sản xuất thì khảo nghiệm xác định thời gian cách ly tại 2 địa điểm trong 2 vụ sản xuất của vùng đó
  • Đối với các loại nông sản chỉ có tại 1 vùng và chỉ có 1 vụ thì tiến hành khảo sát tại 4 địa điểm khác nhau trong vùng đó.
Sau khi có kết quả khảo nghiệm, Doanh nghiệp tiến hành thủ tục Đăng ký Thuốc  bảo vệ thực vật vào Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng tại Việt Nam

 Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert được chỉ định trong hoạt động chứng nhận hợp quy các sản phẩm thuốc BVTV.  Cùng với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.

  HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ: 
       
Ms: Anh Thư - Chuyên viên tư vấn phòng NV1
Mobile: 0903 505 410
Zalo: 0962784153
Mail: nghiepvu1@vietcert.org
Địa chỉ:
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
     Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng






Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Giới thiệu dịch vụ chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi



1. Tại sao cần chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi?
Thức ăn chăn nuôi tuy không phải là sản phẩm tác động trực tiếp đến sức khỏe con người nhưng có thể ảnh hưởng gián tiếp và gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Từ thực tế này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-183:2016/BNNPTNT, QCVN 01-78:2011/BNNPTNT và QCVN 1-77:2011/BNNPTNT để kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi bắt buộc phải chứng nhận và công bố hợp quy để sản phẩm của mình được lưu thông trên thị trường. Đây cũng là cách để các doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm, nâng cao uy tín đối với khách hàng.




2. Giới thiệu dịch vụ chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi
Để giám sát chặt chẽ hơn đồng thời tăng chất lượng sản phẩm khi lưu thông, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ra quy định chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi đối với cơ sở sản xuất và doanh nghiệp hoạt động sản xuất trong lĩnh vực này.
vietcert đã được Cục Chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ định đánh giá chứng nhận hợp quy các sản phẩm thức ăn chăn nuôi cho Gà, Vịt, Lợn, Bê Bò theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia ban hành theo Thông tư 61/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư 81/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chứng nhận hợp quy theo quy chuẩn QCVN 01-183:2016/BNNPTNT về quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm.

Bên cạnh hoạt động chứng nhận và công bố hợp quy cho thức ăn chăn nuôi, doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sản phẩm này cần thực hiện công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi thương mại và đăng ký vào danh mục thức ăn chăn nuôi được phép lưu thông trên thị trường. Vietcert có thể hướng dẫn hồ sơ công bố hợp quy và thủ tục đăng ký vào danh mục cho doanh nghiệp; thử nghiệm các chỉ tiêu dinh dưỡng của sản phẩm phục vụ cho việc đăng ký vào danh mục nêu trên.
Mọi chi tiết xin liên hệ Ms Quân 0905527089 trung tâm chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN


XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH VỀ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN

Theo điều 8 nghị định 55/2018/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định về nhập khẩu phân bón như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung trong Giấy phép nhập khẩu phân bón;
    b) Đưa vào sản xuất, lưu thông hoặc không bảo quản nguyên trạng phân bón khi chưa có thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu.

2. Nhập khẩu phân bón không bảo đảm chất lượng, nhập khẩu phân bón hết hạn sử dụng, không có Giấy phép nhập khẩu đối với trường hợp phân bón nhập khẩu quy định phải có giấy phép thì bị xử phạt như sau:
    a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp lô phân bón có trị giá dưới 30.000.000 đồng;
    b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp lô phân bón có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
    c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp lô phân bón có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
    d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp lô phân bón có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

3. Hình thức xử phạt bổ sung
Tịch thu Giấy phép nhập khẩu phân bón đối với hành vi Tự ý viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa, làm thay đổi nội dung trong Giấy phép nhập khẩu phân bón

4. Biện pháp khắc phục hậu quả
    a) Buộc tái xuất phân bón đối với hành vi vi phạm trong trường hợp nhập khẩu phân bón không bảo đảm chất lượng hoặc không có Giấy phép nhập khẩu đối với trường hợp phân bón nhập khẩu quy định phải có giấy phép.
Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà phân bón vẫn chưa được tái xuất thì người có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này phải ra quyết định tịch thu hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm theo quy định, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
    b) Buộc tái xuất hoặc tiêu hủy phân bón đối với hành vi vi phạm trong trường hợp nhập khẩu phân bón hết hạn sử dụng.
    c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm trong trường hợp tang vật vi phạm đã tiêu thụ hoặc tẩu tán đối với hành vi nhập khẩu phân bón không bảo đảm chất lượng.

Mọi nhu cầu hay thắc mắc liên quan đến Giấy phép sản xuất, hệ thống ISO 9001:2015, hệ thống ISO 14001:2015, chứng nhận, công bố hợp quy, hợp chuẩn quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

================================
------------------

Mr. Văn Đồng
Hotline: 0903 505 940
Mail: nghiepvu01.vietcert@gmail.com

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Vì sao phải chứng nhận hợp quy thiết bị điện – điện tử - 0905527089

Đời sống công nghệ hiện đại thì không thể nào thiếu được các thiết bị điện – điện tử. Các thiết bị điện – điện tử rất phổ biến ở khắp các hộ gia đình, trong các thiết bị giải trí, trong nhà máy sản xuất và có thể nói là tất cả mọi nơi đều có và ở xung quanh con người chúng ta. Và cũng do chính nhu cầu của người dùng ngày càng cao cho nên việc chứng nhận hợp quy thiết bị điện – điện tử là điều không thể bỏ qua. Vậy vì sao phải chứng nhận hợp quy thiết bị điện – điện tử ?

Vì sao phải chứng nhận hợp quy thiết bị điện – điện tử ?
Theo QCVN 4:2009/BKHCN, ban hành đưa ra các yêu cầu bắt buộc các thiết bị điện-điện tử phải tuân thủ đúng quy định để đảm bảo an toàn với môi trường, với người sử dụng. Vì vậy, các sản phẩm thiết bị điện-điện tử bắt buộc phải chứng nhận hợp quy khi các doanh nghiệp sản xuất hoặc nhập khẩu. Chứng nhận không đơn thuần vì sự an toàn ở người tiêu dùng không mà còn đảm bảo an toàn cho chính sản phẩm của doanh nghiệp bạn, đem lại sự tin cậy cho người dùng khi sử dụng và lựa chọn sản phẩm của chính doanh nghiệp. Ngoài ra còn giúp doanh nghiệp bền vững hơn trên thị trường cạnh tranh hiện nay khi thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn yêu cầu nhà nước ban ra.

Nhu cầu cuộc sống ngày càng đẩy cao, vì vậy việc sử dụng các thiết bị điện-điện tử để đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng gia tăng. Các thiết bị bị điện – điện tử là một phần không thể thiếu được trong nhu cầu cuộc sống thường ngày của chúng ta. Nhưng khi sử dụng các thiết bị điện điện tử rất nguy hiểm tới tính mạng, an nguy của người sử dụng các thiết bị điện-điện tử. Vì bản thân trong các thiết bị chứa đựng các yếu tố nguy hiểm xếp vào sản phẩm nhóm II gây mất an toàn của Bộ Khoa học Công Nghệ cho nên các doanh nghiệp hay nhà sản xuất cần thực hiện đúng và tránh những điều không đáng xảy ra. VietCert là một trong những đơn vị được Bộ chỉ định trong việc chứng nhận hợp quy thiết bị điện - điện tử với hơn 15 năm qua.
Mọi chi tiết xin liên hệ: MS Trang - 0903516929 để được tư vấn tận tình.

10 lý do Tại sao bạn cần chứng nhận ISO 9001:2015?

10 lý do Tại sao bạn cần chứng nhận ISO 9001:2015?
10 lý do Tại sao bạn cần chứng nhận ISO 9001:2015? Việc chứng nhận ISO 9001 có thực sự hữu ích cho doanh nghiệp của bạn không?



Khi chúng tôi nói về việc giúp các công ty đạt được chứng nhận ISO 9001: 2015, mọi người thường hỏi chúng tôi, "Tại sao công ty của chúng tôi cần phải được chứng nhận ISO 9001?" Đó là một câu hỏi hay. ISO 9001 là tiêu chuẩn Hệ thống Quản Lý Chất Lượng (QMS) và nó mang lại rất nhiều lợi ích cho bất kỳ công ty nào áp dụng tiêu chuẩn này. Vì vậy, tại sao tổ chức của bạn cần được chứng nhận ISO 9001?

Chứng nhận ISO 9001

Một khi tổ chức của bạn được chứng nhận ISO 9001 có nghĩa là đã vượt qua được đánh giá chứng nhận ISO 9001: 2015 của cơ quan đăng ký (cơ quan chứng nhận).



Chứng nhận ISO 9001:2015

1. Đáp ứng Yêu cầu của Khách hàng

Nhiều công ty muốn chứng nhận ISO 9001 để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Khách hàng nói rằng họ sẽ chỉ hợp tác kinh doanh với các nhà cung cấp được chứng nhận là phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001. Do đó, để có được (hoặc giữ) các khách hàng, họ cần phải chứng nhận ISO 9001: “Nếu chúng tôi giữ được sự hài lòng của khách hàng, họ sẽ muốn quay lại với công ty của chúng tôi".

2. Tăng Doanh thu và việc Kinh Doanh từ những Khách hàng Mới

Một khi bạn đạt được chứng nhận ISO 9001, bạn có thể quảng cáo về chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng của bạn và đáp ứng các yêu cầu trích dẫn (RFQ) từ các công ty chứng nhận ISO 9001 là "không thể thiếu". Chứng nhận ISO 9001 có thể mở ra nhiều thị trường mới mà bạn hầu như không thể kinh doanh với việc chưa có chứng nhận trước đây của bạn.

3. Cải tiến Chất lượng Công ty và Sản phẩm

Một tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng tất cả đều là chất lượng (thực sự!) Vì thế, tất nhiên, một kết quả của việc áp dụng một hệ thống QMS cần được nâng cao chất lượng cho toàn bộ tổ chức - mỗi quy trình, và mọi sản phẩm. Có rất nhiều định nghĩa về "chất lượng", nhưng Philip Crosby và Joseph Juran đưa ra hai trong số những định nghĩa tốt nhất. Crosby đã định nghĩa nó là " sự phù hợp với yêu cầu"; Juran gọi nó là "sự thích hợp để sử dụng". Một hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 được thiết kế tốt và có hiệu quả sẽ đưa công ty của bạn tiến tới Con đường của Chất lượng.

4. Nâng cao sự hài lòng của khách hàng với sản phẩm của bạn

Chất lượng có nghĩa là bất cứ thứ gì bạn sản xuất sẽ như là khách hàng của bạn mong đợi. Bạn sẽ phải đáp ứng không chỉ các yêu cầu đã nêu - mà còn phải đáp ứng nhiều yêu cầu ngụ ý của họ. Chất lượng đồng nghĩa với việc công ty bạn sẽ ít sự phàn nàn hơn và làm tốt hơn các công việc để giải quyết những việc mà bạn làm. Nếu hệ thống quản lý chất lượng của bạn hoạt động một cách đúng đắn, bạn nên biết khách hàng của bạn mong muốn điều gì và bạn nên cung cấp cho họ những điều nó, để đạt được sự hài lòng của khách hàng.

5. Mô tả, tìm hiểu và truyền đạt các quy trình trong công ty của bạn

Tiêu chuẩn ISO 9001 QMS yêu cầu bạn phải xác định và mô tả quy trình của bạn bằng cách sử dụng các chỉ số kinh doanh, mục đích của nó là quản lý tốt hơn và kiểm soát quy trình kinh doanh của bạn. Các mục tiêu chất lượng tạo thành trung tâm của hệ thống của bạn. Số liệu được sử dụng để hiểu và truyền đạt hiệu suất của các hệ thống liên quan đến mục tiêu chất lượng của bạn. Nếu bạn thực hiện một sự nỗ lực tuyệt đối để phù hợp với các yêu cầu của việc nhận được chứng nhận ISO 9001, bạn sẽ học hỏi thêm nhiều điều về việc kinh doanh của bạn.

6. Phát triển văn hoá chuyên nghiệp và tinh thần làm việc tốt hơn

Thực hiện Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 có thể trao quyền cho nhân viên. QMS sẽ cung cấp cho họ những kỳ vọng rõ ràng (mục tiêu chất lượng và mô tả công việc), các công cụ để thực hiện công việc của họ (quy trình và hướng dẫn công việc) và phản hồi kịp thời, khả thi về hiệu suất của họ (số liệu quá trình).Và kết quả sẽ như thế nào? Đó là sự văn hóa công ty được cải thiện và một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn!

7. Cải thiện sự nhất quán trong hoạt động của bạn

Tính nhất quán là gì? Vâng, nó là một trong những cách giúp "biến thể giảm". Giảm sự thay đổi trong quy trình của bạn là định nghĩa mang tính nhất quán. Khách hàng của bạn có được phục vụ tốt hơn bằng cách cung cấp cho họ một sản phẩm nhất quán - cùng kích thước, cùng trọng lượng, dung sai tương tự, sản phẩm đầu ra giống nhau mọi lúc- hoặc do sản phẩm của bạn không thể đoán trước và "ở khắp nơi"? (Tôi hy vọng bạn không nghĩ quá nhiều về điều này.)

Tất nhiên, họ sẽ không chấp nhận sự thay đổi, và bạn cũng không nên! Và làm thế nào để bạn giảm đi sự thay đổi? Tăng cường kiểm soát quy trình của bạn! Kiểm soát đến từ việc có một mục tiêu rõ ràng để tiến hành (mục tiêu), thu thập dữ liệu về quá trình (số liệu), và sự hiểu biết làm thế nào để điều chỉnh quá trình (thủ tục và sự hướng dẫn công việc) để duy trì sản lượng đầu ra. Nếu hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 của bạn đang hoạt động, bạn nên gia tăng hoạt động ... và sản phẩm ... sự nhất quán.

8. Tập trung vào sự Quản lý và Nhân viên

Chúng tôi đã thảo luận các mục tiêu chất lượng, số liệu và quy trình được sử dụng trong Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001. Có đúng các mục tiêu, số liệu và thủ tục, quản lý và nhân viên nên có thể tập trung vào những gì quan trọng. Tuy nhiên, đây không phải lúc nào cũng là trường hợp - thật dễ dàng để mất tập trung trong một khoảng thời gian.

Hệ thống Quản lý Chất lượng ISO 9001 có một cách để đảm bảo công ty luôn tập trung, và đó là đánh giá chất lượng. Đánh giá nội bộ, đánh giá đăng ký (và giám sát), và đánh giá tự tiến hành. Chứng nhận ISO 9001 yêu cầu công ty kiểm tra định kì các quy trình chất lượng. Kiểm tra quy trình thường xuyên và đánh giá khi cần thiết, khi được thực hiện đúng cách, cung cấp phản hồi khách quan cần thiết để chỉnh sửa bất kỳ sai lệch nào từ hệ thống chất lượng và giữ cho công ty tập trung vào mục tiêu của mình.

9. Cải thiện hiệu quả, giảm sự lãng phí và tiết kiệm tiền

Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 là không hoàn hảo bởi thực chất không có quá trình nào và không ai là hoàn hảo. (Tại sao tiêu chuẩn lại dành một điều khoản để "cải tiến liên tục"?) Một hệ thống quản lý chất lượng tốt sẽ giúp công ty của bạn tiếp cận hiệu quả hơn. Khi quy trình của bạn cải thiện, trở nên nhất quán hơn, và bạn đạt được các mục tiêu của bạn với tính chính xác cao hơn, bạn sẽ thấy các kết quả hữu hình. Đồng nghĩa với việc sự lãng phí trong quy trình của bạn sẽ giảm đi.

Sự lãng phí là tiền sẽ mất đi mãi mãi. Chất lượng kém và không hiệu quả chính là nguyên nhân dẫn đến sự lãng phí. Kết quả không hiệu quả xuất phát từ sự biến đổi và các quá trình không nhất quán. Giảm sự thay đổi, cải tiến sự nhất quán, và bạn sẽ hạn chế sự lãng phí ... và nhiều tiền hơn. Điều này đơn giản mà!

 10. Đạt được sự công nhận hệ thống quản lý chất lượng quốc tế

ISO 9001 là tiêu chuẩn toàn cầu do Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế (ISO), có trụ sở tại Thụy Sỹ quản lý. ISO 9001 hiện đang được sử dụng bởi hơn một triệu tổ chức trên toàn thế giới! Nó thực sự là một tiêu chuẩn toàn cầu về chất lượng! Đạt được chứng nhận ISO 9001 tức là công ty của bạn được nằm trong một nhóm rất chọn lọc.
------------------------------
Trung tâm giám định, chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert.
Liên hệ: Ms Vy 0903 520 599 để được hỗ trợ tốt nhất