Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Sản phẩm phân bón


KHÁI NIÊM PHÂN BÓN 
Phân bón là "thức ăn" do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm(N), lân(P), và kali(K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng...
Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học (phân vô cơ) và phân vi sinh, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng.

Các loại phân bón thường cung cấp, theo các thành phần tỷ lệ khác nhau:
+ Ba chất dinh dưỡng cơ bản: nitơ, phốt pho, và kali.
+ Ba chất dinh dưỡng hàng hai như canxi(Ca), sulfur (S), magiê (Mg).
+ Và vi chất dinh dưỡng hay vi lượng hoáng: boron (Bo), clo (Cl), măngan (Mn), sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu), mô líp đen (Mo) và selen (Se).
 
Các chất dinh dưỡng được tiêu thụ với những số lượng lớn và hiện diện trong mô cây với các số lượng từ 0.2% đến 4.0% (theo cơ sở trọng lượng khô). Các vi chất dinh dưỡng được tiêu thụ với số lượng ít và hiện diện trong mô cây với các số lượng được đo đạc là vài phần triệu (ppm), trong khoảng từ 5 tới 200 ppm, hay chưa tới 0.02% trọng lượng khô.

TÁC DỤNG CỦA PHÂN BÓN
- Giúp cây cối tươi tốt , khỏe mạnh.
- Tăng độ phì nhiêu của đất
- Tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản
- Giúp cho cây trồng chống chọi với các loại mầm bệnh .
- Trị bệnh cho cây trồng khi mắc các loại sâu bệnh hại

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0949265695 – Ms Thanh Thanh

Thuốc bảo vệ thực vật

Định nghĩa về thuốc BVTV
- Thuốc BVTV là những hợp chất hoá học (vô cơ, hữu cơ), những chế phẩm sinh học (chất kháng sinh, vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, tuyến trùng, …), những chất có nguồn gốc thực vật, động vật, được sử dụng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hại của những sinh vật gây hại (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, thú rừng, nấm, vi khuẩn, rong rêu, cỏ dại, …).

- Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây, giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bông vải, khoai tây bằng máy móc, …). Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.

- Ở nhiều nước trên thế giới thuốc BVTV có tên gọi là thuốc trừ dịch hại. Sở dĩ gọi là thuốc trừ dịch hại là vì những sinh vật gây hại cho cây trồng và nông sản (côn trùng, nhện, tuyến trùng, chuột, chim, nấm, vi khuẩn, cỏ dại, …) có một tên chung là những dịch hại, do vậy những chất dùng để diệt trừ chúng được gọi là thuốc trừ dịch hại.
Các nhóm thuốc BVTV
Thuốc BVTV được chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của chúng:

Thuốc trừ sâu                                      Thuốc trừ động vật hoang dã hại mùa màngThuốc trừ bệnh                                    Thuốc trừ cá hại mùa màngThuốc trừ cỏ dại                                  Thuốc xông hơi diệt trừ sâu bệnh hại nông sản trong khoThuốc trừ  nhện hại cây                        Thuốc trừ thân cây mộcThuốc trừ tuyến trùng                           Thuốc làm rụng lá câyThuốc trừ ốc sên                                  Thuốc làm khô câyThuốc trừ chuột                                   Thuốc điều hoà sinh trưởng câyThuốc trừ chim hại mùa màng
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0949265695 – Ms Thanh Thanh

Thức ăn chăn nuôi



Thức ăn chăn nuôi là những loại thức ăn được chế biến, tự nhiên hay tổng hợp  dành cho vật nuôi đảm bảo sự phát triển và khỏe mạnh cho giống vật nuôi đó. Có thể phân loại thức ăn chăn nuôi thành các loại: 

  • Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu thức ăn được phối chế theo công thức nhằm đảm bảo có đủ các chất dinh dưỡng để duy trì đời sống và khả năng sản xuất của vật nuôi theo từng giai đoạn sinh trưởng hoặc chu kỳ sản xuất mà không cần thêm bất kỳ loại thức ăn nào khác ngoài nước uống;
  • Thức ăn Hỗn hợp đậm đặc: là hỗn hợp giàu protein, axit amin, chất khoáng, vitamin; khi nuôi động vật người ta pha loãng bằng những thức ăn tinh khác (ví dụ: ngô, tấm, cám gạo…)
  • Thức ăn Hỗn hợp bổ sung: là hỗn hợp chứa các chất dinh dưỡng bổ sung như khoáng vi lượng, vitamin, axit amin, enzym, thuốc phòng bệnh… Hỗn hợp bổ sung thường chế biến dưới dạng premix. Ví dụ: premix khoáng, premix vitamin-axit amin…
  • Thức ăn bổ sung khoáng: 
    • Bột xương, bột vỏ sò, bột đá vôi, bột CaCO3… 
    • Các chất khoáng vi lượng: 
    FeSO4, CuSO4, MnSO4…
     - Thức ăn bổ sung vitamin: A, D, E, B1, B2, C… 
    - Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng: 
    • Chất chống mốc, chất chống oxy hóa. 
    • Chất tạo màu, tạo mùi.
    • Thuốc phòng bệnh, kháng sinh. 
    • Chất kích thích sinh trưởng…
  • Thức ăn xanh: tất cả các loại rau, cỏ trồng, cỏ tự nhiên cho ăn tươi như: rau muống, bèo hoa dâu, lá bắp cải, su hào, cỏ voi, cây ngô non, cỏ ghine…
  • Thức ăn thô khô: tất cả các loại cỏ tự nhiên, cỏ trồng được cắt phơi khô, các loại phụ phẩm nông nghiệp phơi khô… có hàm lượng xơ thô > 18%, như:
     • Cỏ khô họ đậu, hòa thảo: pangola, stylo…
     • Phụ phẩm công nông nghiệp: giây lang, cây lạc, thân cây ngô, rơm lúa, bã mía, bã dứa… phơi khô
Tính đến thời điểm này tất cả những đơn vị tham gia sản xuất kinh doanh hay nhập khẩu sản phẩm thức ăn chăn nuôi cung ứng cho thị trường nước ta đều bắt buộc phải thực hiện công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi mới có thể lưu hành nếu không sẽ bị xử phạt theo quy địnhViệc làm này ngoài việc giúp cơ quan quản lý dễ dàng kiểm soát và tăng chất lượng sản phẩm thì các doanh nghiệp đã chứng nhận hợp quy sẽ tạo được niềm tin từ người chăn nuôi và cộng động qua đó sản phẩm sẽ được tiêu thụ tốt hơn,gia tăng cạnh tranh trên thị trường đồng thời góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng nói chung thông qua việc tạo ra các sản phẩm an toàn. 
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0949265695 – Ms Thanh Thanh

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2018

Chứng nhận hợp quy đá xây dựng

  1. Chứng nhận hợp quy đá ốp lát là gì?

Chứng nhận hợp quy là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng. Hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa, VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật. Chứng nhận hợp quy được thực hiện một cách bắt buộc.
  1. Vì sao phải chứng nhận hợp quy đá ốp lát?

Vì đá ốp lát là các loại hàng hóa vật liệu xây dựng có quy định phải chứng nhận hợp quy theo thông tư 15/2014/TT-BXD và quy chuẩn QCVN 16:2014/BXD
Vì đá ốp lát là hàng hóa thuộc nhóm 2 thuộc nhóm hàng hóa có nguy cơ mất an toàn theo quy định của Bộ Xây dựng
  1. Xin giấy chứng nhận hợp quy ở đâu?

Để được cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ,…của mình thì cá nhân, tổ chức có nhu cầu có thể chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy tới tổ chức chứng nhận (có thể gửi tới Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoặc trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng nhất định).
Sau khi tiến hành đánh giá, kiểm nghiệm và thẩm xét hồ sơ thì những nơi này sẽ cấp giấy chứng nhận hợp quy, dấu và hướng dẫn sử dụng dấu cho khách hàng.
  1. Các loại đá ốp lát nào bắt buộc phải chứng nhận hợp quy?

Các loại đá ốp lát sau phải chứng nhận hợp quy:
– Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ
– Đá ốp lát tự nhiên: Đá granite, đá hoa cương (đá marble), đá vôi….
  1. Lợi ích của việc chứng nhận hợp quy cho đá ốp lát với doanh nghiệp:

– Chứng nhận hợp quy là chấp hành pháp luật
– Tạo được niềm tin cũng như một phần ấn tượng đối với khách hàng, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với khách hàng trong tương lai, cũng như khi tung ra sản phẩm mới
– Tạo điều kiện thanh toán công trình nhanh chóng, đơn giản hơn
– Tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đối với những doanh nghiệp chưa có giấy chứng nhận hợp quy
  1. Quy trình chứng nhận hợp quy đá ốp lát

Để hiểu rõ về việc chứng nhận hợp quy thì các bạn hãy cùng theo dõi quy trình chứng nhận hợp quy đá ốp lát sau:
Bước 1: Trao đổi, gửi thông tin đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 2: Sắp xếp thời gian đánh giá
Bước 3: Tiến hành đánh giá và lấy mẫu thử nghiệm
Bước 4: Khắc phục các điểm không phù hợp (nếu có)
Bước 5: Cấp chứng nhận hợp quy
Bước 6: Hướng dẫn công bố hợp quy tại Sở Xây dựng
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0949265695 – Ms Thanh Thanh

Chứng nhận hợp quy đồ điện _điện tử


Hồ sơ công bố hợp quy thiết bị điện và điện tử

- Bản đăng k‎ý công bố hợp quy (đối với thiết bị điện và điện tử sản xuất trong nước) theo mẫu quy định tại Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; hoặc bản đăng ký kiểm tra chất lượng (đối với thiết bị điện và điện tử nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Thông tư 17/2009/TT-BKHCN ngày 18 tháng 6 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Bản mô tả sản phẩm (tên gọi, tính năng công dụng, các thông số k‎ỹ thuật cơ bản, danh mục hoặc hóa đơn các nguyên vật liệu, linh kiện chính …);
- Ảnh mầu tổng thể phía ngoài, bao gồm các ảnh về: toàn cảnh, mặt trước, mặt trên và mặt bên, phích cắm điện (nếu có); nhãn hiệu hàng hóa (nếu có), nhãn hàng hóa (có các thông số kỹ thuật cơ bản);
- Hướng dẫn sử dụng;
- Bản sao giấy chứng nhận hợp quy;
- Thông báo về những thay đổi liên quan đến thiết kế, nguyên vật liệu, công nghệ chế tạo (nếu có) so với hồ sơ đã đăng ký.

Quy trình chứng nhận hợp quy " thiết bị điện và điện tử"

Bước 1. Trao đổi, gửi thông tin đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 2. Đánh giá hồ sơ, xem xét tài liệu để phục vụ việc đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 3. Đánh giá chứng nhận hợp quy
Bước 4. Cấp giấy chứng nhận hợp quy
Bước 5. Công bố hợp quy

TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0949265695 – Ms Thanh Thanh

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

CHỨNG NHẬN HỢP QUY THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
Thuốc bảo vệ thực vật là một trong những mặt hàng có thể gây tác động đến môi trường và sức khỏe con người cho nên việc hợp quy thuốc bảo vệ thực vật là rất cần thiết trong thời điểm hiện tại để giảm thiểu tác hại của thuốc và loại bỏ những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn ra khỏi thị trường.
Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hoá học được dùng để phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại, chuột… hại cây trồng và nông sản được gọi chung là sinh vật hại cây trồng và nông sản.

Lợi ích của chứng nhận hợp quy thuốc bảo vệ thực vật:
Chứng nhận hợp quy thuốc và nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật là cách mà nhà sản xuất đưa ra bằng chứng tin cậy cho người sử dụng, cơ quan quản lý nhà nước rằng sản phẩm của họ đảm bảo chất lượng cho mục đích bảo vệ mùa màng, mà không gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
Sản phẩm thuốc BVTV đã được chứng nhận sẽ có sức cạnh tranh cao hơn, tìm được chỗ đứng trên thị trường, sức tiêu thụ sản phẩm tốt hơn nhờ đạt được niềm tin của khách hàng.
Doanh nghiệp giảm thiểu chi phí rủi ro do việc phải thu hồi sản phẩm không phù hợp và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.
Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp trên thị trường do việc được bên thứ ba chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thủy Tiên - 0903561159

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GẠCH

Nhóm sản phẩm gạch, đá ốp lát sản xuất trong nước, nhập khẩu và lưu thông trên thị trường Việt Nam bắt buộc phảicông bố hợp quy
Những sản phẩm gạch, đá dạng tấm có nguồn gốc nhân tạo hay tự nhiên, có thể hoàn thiện hoặc chưa hoàn thiện cạnh/bề mặt, dùng để ốp hoặc lát cho công trình xây dựng.
Ngoại trừ những sản phẩm gạch, đá ốp lát nhập khẩu dưới dạng mẫu thử, hàng mẫu, hàng triển lãm hội chợ có số lượng mỗi loại sản phẩm không lớn hơn 20 m2 với đá ốp lát, 10 m2 với gạch ốp lát; hàng hoá tạm nhập tái xuất, hàng hoá quá cảnh thì không nằm trong quy định trên.
1. Loại gạch cần chứng nhận hợp quy
Gạch ốp lát, đá ốp lát là vật liệu xây dựng cần phải chứng nhận hợp quy, nhằm đảm bảo chất lượng đối với nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng sản xuất trong nước hay nhập khẩu  trước khi lưu thông trên thị trường.
Nhóm sản phẩm Gạch theo QCVN 16:2017/BXD gồm:
- Gạch Betong
- Gạch rỗng đất sét nung
- Gạch đặc đất sét nung

2.Đối tượng áp dụng chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát theo QCVN16/BXD:
- Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
- Các cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hoá có liên quan

3. Hướng dẫn thực hiện chứng nhận hợp quy
- Liên hệ tới đơn vị được chỉđịnh để được tư vấn về sản phẩm;
- Điền thông tin vào bản “Đăng ký Chứng nhận”
- Mang hồ sơ lô hàng theo bản đăng ký tới văn phòng chứng nhận (Hợp đồng;Vận đơn;Hóa đơn…) đối với hàng nhập khẩu
- Thử nghiệm mẫu theo quy chuẩn;
- Khi đầy đủ bộ hồ sơ theo đăng ký, cùng với kết quả thử nghiệm mẫu đạt thì văn phòng chứng nhận sẽ cấp “Giấychứng nhận hợp quy "

- Nộp hồ sơ lên Sở xây dựng (tại địa phương) công bố hợp quy.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Thủy Tiên - 0903561159

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Chứng nhận hợp quy gạch


Gạch ốp lát, đá ốp lát là các sản phẩm thuộc nhóm hàng hóa vật liệu xây dựng được ban hành trong quy chuẩn QCVN 16:2011/BXD và căn cứ vào thông tứ số 11/2011/TTT-BXD của Bộ Xây Dựng thì đây là các sản phẩm phải bắt buộc chứng nhận hợp quy nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi tiêu thụ trên thị trường.

Các loại gạch ốp lát , đá ốp lát cần chứng nhận hợp quy

  • Gạch lát nền

  • Gạch lát vỉa hè

  • Gạch terrazzo

  • Gạch gốm ốp lát ép bán khô

  • Gạch gốm ốp lát đùn dẻo

  • Gạch gốm ốp lát – gạch ngoại thất Mosaic

  • Đá ốp lát tự nhiên

  • Đá hoa cương

  • Đá ốp lát

  • Đá ốp lát nhân tạo trên cơ sở chất kết dính hữu cơ

  • Đá granite

Công bố chứng nhận hợp quy gạch ốp lát, đá ốp lát cần có những hồ sơ:

  • Bản công bố hợp quy theo mẫu
  • Bản trình bày, mô tả chung về sản phẩm, hàng hóa
  • Bản sao chứng chỉ chứng nhận đạt tiêu chuẩn iso 9001 và chứng nhận phù hợp với môi trường theo tiêu chuẩn iso 14001
  • Kết quả thử nghiệm và kế hoạch giám sát định kỳ
  • Giấy chứng nhận hợp quy từ tổ chức có thẩm quyền cấp
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0949265695 – Ms Thanh Thanh

Chứng nhận hợp quy thép

Thông tư 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ra đời là cơ sở để quản lý chặt chẽ chất lượng đối với nhà sản xuất và nhập khẩu, bảo vệ hoạt động sản xuất và kinh doanh thép tại thị trường trong nước một cách lành mạnh hơn.

Theo quy định của Thông tư liên tịch 44, các loại thép nhập khẩu sẽ phải lấy mẫu để kiểm tra, nếu đạt tiêu chuẩn, đảm bảo chất lượng mới cho phép nhập khẩu. Bên cạnh đó, đối với nhà sản xuất thép trong nước cũng sẽ phải áp dụng theo hệ thống quản lý chất lượng của thông tư này

Trong Thông tư 44 quy định rõ đối tượng và điều kiện nhập khẩu thép. Theo đó, thép nhập khẩu phải được công bố hợp chuẩn, chứng nhận hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy theo tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn tương ứng bởi tổ chức chứng nhận do Bộ Công Thương - Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định, hoặc ra văn bản xác nhận.
Đối với một số sản phẩm thép hợp kim phải đảm bảo điều kiện quy định trong tiêu chuẩn thép hợp kim sử dụng cho sản xuất sản phẩm nhà sản xuất đăng ký với Bộ Công Thương, và có xác nhận năng lực sản xuất của Bộ Công Thương.
Trường hợp thép nhập khẩu không đáp ứng quy định, khi nhập khẩu phải lấy mẫu kiểm tra tại cảng theo quy trình được quy định tại thông tư 28/2012/TT-BKHCN do các tổ chức giám định được Bộ Công Thương chỉ định, hoặc được thừa nhận. Kết quả kiểm tra đạt yêu cầu là căn cứ để Hải quan làm thủ tục thông quan.
Còn loại thép có quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất cho sản phẩm, hàng hóa đó thì người NK phải cung cấp thêm giấy chứng nhận liên quan đến điều kiện của quá trình sản xuất do tổ chức chứng nhận được Bộ Công Thương chỉ định hoặc được thừa nhận cấp.
Điều đáng chú ý là, những sản phẩm này chủ yếu là thép Trung Quốc đã lợi dụng chính sách thuế của Việt Nam để cạnh trạnh không lành mạnh với thép trong nước, trong đó lợi dụng quy định thép hợp kim được hưởng thuế suất 0% mà nhiều nhà nhập khẩu đã “hô biến” thép xây dựng sang thép hợp kim
Việc quy định buộc các doanh nghiệp sản xuất thép hợp kim phải đăng ký năng lực sản xuất tại Thông tư 44 có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chống gian lận thương mại, bởi Việt Nam vẫn nhập khẩu những sản phẩm trong nước chưa sản xuất được như cán tấm nóng, thép hợp kim, thép chế tạo hoặc nguyên liệu cho sản xuất như thép phế nhập tới 70-80% theo nhu cầu thị trường, nhưng có những sản phẩm trong nước dư thừa như thép xây dựng vẫn được nhập vào là rất vô lý.
Tại hội nghị lần này nhiều vấn đề khác được các doanh nghiệp quan tâm, đó là thời gian được cấp giấy chứng nhận hợp quy, những trường hợp nào phải đăng ký năng lực sản xuất và đăng ký năng lực sản xuất dựa trên những tiêu chuẩn nào…

Theo VSA, hiện nay tổng công suất thép xây dựng cả nước đạt trên 11 triệu tấn nhưng tiêu thụ chỉ quanh mức 5,5 triệu tấn, đây là áp lực khiến cho áp lực cạnh tranh tiếp tục đè nặng lên vai các doanh nghiệp ngành thép. Không những phải đối mặt với việc dư thừa công suất mà các doanh nghiệp thép trong nước còn phải đối mặt với lượng lớn thép nhập khẩu.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0949265695 – Ms Thanh Thanh

Chứng nhận hợp quy sản phẩm

ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN:

  • Các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu khăn giấy và giấy vệ sinh trong nước
  • Các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực khăn giấy và giấy vệ sinh tại nước ta

HỒ SƠ CẦN THIẾT CHỨNG NHẬN HỢP QUY KHĂN GIẤY VÀ GIẤY VỆ SINH

  • Mẫu đề nghị được chứng nhận hợp quy
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy thành lập doanh nghiệp
  • Bản kết quả thử nghiệm của sản phẩm được cấp bởi các đơn vị có thẩm quyền
  • Các tài liệu, thông số kỹ thuật của sản phẩm
  • Các tài liệu có liên quan khác

PHƯƠNG THỨC CHỨNG NHẬN HỢP QUY KHĂN GIẤY VÀ GIẤY VỆ SINH

Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ  quy định:
  • Phương thức 5: Được áp dụng cho sản phẩm sản xuất ổn định theo cam kết của nhà sản xuất và có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9001. Giấy chứng nhận có thời hạn 3 năm
  • Phương thức 7: Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm. Giấy chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm.
Các sản phẩm sau khi thực hiện chứng nhận hợp quy bắt buộc cần thực hiện công bố hợp quy theo quy định

HỒ SƠ CÔNG BỐ HỢP QUY KHĂN GIẤY VÀ GIẤY VỆ SINH:

  • Quy chuẩn sử dụng làm căn cứ để công bố hợp quy
  • Bản mô tả chung về sản phẩm,Kết quả thử nghiệm, hiệu chuẩn (nếu có)
  • Quy trình sản xuất và kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng
  • Kế hoạch giám sát định kỳ.
  • Báo cáo đánh giá hợp quy kèm theo các tài liệu có liên quan.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0949265695 – Ms Thanh Thanh

CHỨNG NHẬN HACCP


CHỨNG NHẬN HACCP – 0903 502 099



1.CHỨNG NHẬN HACCP LÀ GÌ?
 Chứng nhận HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng.Các nguyên tắc của chứng nhận HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống. Ngoài ra, hệ thống này cũng được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho sản phẩm mới.
 Tuy nhiên, có thể thấy rằng chứng nhận HACCP không chỉ đơn thuần là phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn mà còn là công cụ đảm bảo các điều kiện tiên quyết như: Quy phạm thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP, quy phạm thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP cùng các tiêu chuẩn cần thiết khác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

2. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN HACCP
 Các đối tượng áp dụng chứng nhận HACCP có thể kể đến như:
v Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
v Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp.
v Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức khác hoạt động liên quan đến thực phẩm.

3. TẠI SAO DOANH NGHIỆP CẦN ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN HACCP?
 Việc áp dụng chứng nhận HACCP sẽ giúp doanh nghiệp có được những lợi ích sau:
v Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường so với những đối thủ khác, đặc biệt trong ngành thực phẩm xuất khẩu.
v Được phép in trên nhãn hàng dấu chứng nhận phù hợp của hệ thống HACCP, tạo lòng tin tuyệt đối với khách hàng cũng như bạn hàng.
v Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong và ngoài nước.
v Giảm chi phí bán hàng.
v Đáp ứng yêu cầu VSATTP của cơ quan chức năng thẩm quyền.
v Làm bước đệm quan trọng cho việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000.
v Ngoài ra, việc áp dụng chứng nhận HACCP còn có lợi ích đối với ngành công nghiệp (Tăng khả năng cạnh tranh, tiếp thị, giảm chi phí cho sản phẩm hỏng hoặc bị thu hồi….), với nhà nước (cải thiện sức khỏe cộng đồng, tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại…), với người tiêu dùng (Giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua thực phẩm, cải thiện cuộc sống…)

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
VIETCERT - TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY
Ms. Ngọc Mỹ - 0903 502 099