Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2019

TIÊU CHUẨN VIETGAP – TIÊU CHUẨN THỰC PHẨM AN TOÀN


TIÊU CHUẨN VIETGAP – TIÊU CHUẨN THỰC PHẨM AN TOÀN
Tiêu chuẩn VietGAP

    
Tiêu chuẩn VietGAP là tiêu chuẩn uy tín để đánh giá thực phẩm an toàn và đem lại sự yên tâm cho người tiêu dùng Việt. Vậy Tiêu chuẩn VietGAP có thể hiểu như thế nào?

   Tiêu chuẩn VietGAP bắt nguồn từ đâu?
Tiêu chuẩn VietGAP ra đời như là sự kế thừa của EuropGAP, GlobalGAP và AseanGAP, đã thừa hưởng được kinh nghiệm của nhiều GAP trước, nên đã nhanh chóng phát huy tác dụng.

    Tiêu chuẩn VietGAP –Định nghĩa của Hội Làm vườn Việt Nam
Ngày 28-01-2008, sau bản đệ trình của chi nhánh Hội Làm vườn Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) đã phê chuẩn về việc cho tiêu chuẩn VietGAP ra đời. VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practice) là thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam được xây dựng dựa trên 4 tiêu chuẩn:
    Kỹ thuật sản xuất
    An toàn thực phẩm
    Môi trường làm việc
    Truy tìm nguồn gốc của sản phẩm.
Bốn tiêu chuẩn này là tập hợp dựa trên những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo lợi ích mọi người, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, giữ vệ sinh môi trường và đính chính nguồn gốc sản phẩm. Tiêu chuẩn VietGAP chính là áp dụng các biện pháp kỹ thuật để sản xuất, nhằm tạo ra sản phẩm sạch và an toàn, đặc biệt là các sản phẩm về rau, quả tươi.

     Tiêu chuẩn VietGAP có thể hiểu đơn giản qua các nội dung chính:
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
2. Giống và gốc ghép
3. Quản lý đất và giá thể
4. Phân bón và chất phụ gia
5. Nước tưới
6. Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật)
7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
8. Quản lý và xử lý chất thải
9. An toàn lao động
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
11. Kiểm tra nội bộ
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Quy trình sản xuất và phân phối theo tiêu chuẩn VietGAP

      Một số điều kiện về đất đai, cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn VietGAP:
-       Đất canh tác và giá thể:
    Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố gây ô nhiễm sản phẩm như: mùi, khói, bụi, chấtthải, hóa chất độc hại từ hoạt động giao thông vận tải, công nghiệp, tiểu thủ côngnghiệp và làng nghề, sinh hoạt khu dân cư, bệnh viện, khu chăn nuôi, cơ sở giết mổ,nghĩa trang.
    Đất cao, thoát nước thích hợp với sự sinh trưởng của rau.
    Cách ly với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện ít nhất là 2 km, với chất thải sinh hoạt thành phố ít nhất là 200 m.
    Đất không bị tồn dư hóa chất độc hại.
    Sử dụng nguồn nước tưới sạch từ sông, hồ không bị ô nhiễm hoặc phải qua xử lý.
    Sử dụng nước giếng khoan (đối với rau xà lách và các loại rau gia vị).
    Dùng nước sạch để pha phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
    Hàm lượng các kim loại nặng trong đất, giá thể không vượt quá quy định
    Trường hợp đất có chứa kim loại nặng vượt giá trị cho phép thì phải có những biện pháp canh tác, nuôi trồng hợp lý.
-       Nước tưới:
    Sử dụng nguồn nước tưới từ sông sạch, được xử lý cẩn thận và phải đảm bảo an toàn vệ sinh.
    Khoan giếng để sử dụng nước (đối với gia vị và rau xà lách).
    Phân bón lá và thuốc bảo vệ thực vật phải được pha bằng nước sạch.
Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP

     
 Điều kiện trong quá trình sản xuất (giống, phân bón..)
    Sử dụng giống có trong Danh mục giống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh,giống cây trồng bản địa đã được sản xuất, tiêu dùng, không gây độc cho người.
    Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Kiểm dịch giống nhập nội.
    Chỉ gieo trồng các loại giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồnsâu, mầm bệnh.
    Diệt nguồn sâu bệnh trong hạt giống bằng nhiệt hoặc hóa chất.
    Sử dụng phân bón có tên trong danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanhvà sử dụng ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đang cóhiệu lực.
    Phân tươi (chất thải của người, động vật) không được sử dụng trực tiếp. Nếu có sử dụng thì phải xử lý hoai mục và bảo đảm vệ sinh môi trường.

-       Phân bón:
    Bón cho rau bằng phân hữu cơ hoai mục
    Các loại phân chuồng chưa ủ hoai và phân tươi phaloãng nước để tưới tuyệt đối không được dùng để tưới.
    Sử dụng phân hoá học bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Trước mùa thu hoạch 15 ngày cần kết thúc bón phân.

      Phòng trừ sâu bệnh:
Áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp Intergrated Pest Management –IPM theo tiêu chuẩn VietGAP
    Luân canh cây trồng hợp lý.
    Sử dụng giống tốt, chống chịu sâu bệnh và sạch bệnh.
    Chăm sóc theo yêu cầu sinh lý của cây (tạo cây khỏe).
    Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng.
    Sử dụng nhân lực bắt giết sâu.
    Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu bệnh hợp lý.
    Kiểm tra đồng ruộng phát hiện và kịp thời có biện pháp quản lý thích hợp đối vớisâu, bệnh.
    Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học khi thật cần thiết và theo các yêu cầu sau:
o    Không sử dụng các loại thuốc cấm sử dụng cho rau.
o    Chọn các thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, ít độc hại với thiên địch, các độngvật khác và con người.
o    Ưu tiên sử dụng các thuốc sinh học (thuốc có nguồn gốc từ vi sinh vật và thảomộc).
o    Tùy loại thuốc mà nông dân thực hiện theo hướng dẫn sử dụng và thời gian thu hoạch.

-       Sử dụng một số biện pháp khác:
    Sử dụng nhà lưới, nhà kính để che chắn: nhà lưới, nhà kính có tác dụng hạn chế sâu,bệnh, cỏ dại, sương giá, nắng hạn, rút ngắn thời gian sinh trưởng của rau, ít dùngthuốc hóa học bảo vệ thực vật.
    Sử dụng màng nilon để phủ đất sẽ hạn chế sâu, bệnh, cỏ dại, tiết kiệm nước tưới, hạnchế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

      Thu hoạch:
    Thu hoạch rau đúng độ chín, đúng theo yêu cầu của từng loại rau, loại bỏ lá già héo,trái bị sâu bệnh và dị dạng.
    Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để chứa đựng.
    Nơi bảo quản, xử lý phân bón, tàn dư thực vật và nơi chứa thuốc bảo vệ thực vật,dụng cụ pha, bình bơm được che nắng mưa, cách ly với khu vực chứa sản phẩm,nguồn nước tưới.
Mô hình sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP

            Sơ chế và kiểm tra: Sau khi thu hoạch, rau sẽ được chuyển vào phòng sơ chế. Ở
đây rau sẽ được phân loại, làm sạch. Rửa kỹ rau bằng nước sạch, dùng bao túi sạch để
chứa đựng.

- Vận chuyển: Sau khi đóng gói, rau sẽ được niêm phong và vận chuyển đến cửa hàng hoặc trựctiếp cho người sử dụng trong vòng 2 giờ để đảm bảo điều kiện vệ sinh và an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.

- Bảo quản và sử dụng: Rau được bảo quản ở cửa hàng ở nhiệt độ 200 C và thời gian
lưu trữ không quá 2 ngày. Rau an toàn có thể sử dụng ngay không cần phải ngâm
nước muối hay các chất làm sạch khác.Để rau được ngon và tươi, khách hàng nên mua vừa đủ và sử dụng ngay trongngày.

-  Hồ sơ lưu trữ: Theo tiêu chuẩn VietGAP, thông tin cần ghi chép và lưu giữ từ ngày sản xuất đến thu hoạch để truy xuất nguồngốc gồm:
    Giống, gốc ghép: tên giống, nơi sản xuất, hoá chất xử lý và mục đích xử lý(nếu có). Phân bón: tên phân bón, nơi sản xuất, thời gian sử dụng, liều lượng, phương pháp bón, thời gian cách ly.
    Thuốc bảo vệ thực vật: tên dịch hại, tên thuốc, nơi mua,thời gian sử dụng, nồng độ, liều lượng, dụng cụ phun, người phun thuốc, thời giancách ly.
    Sản phẩm: tên sản phẩm, ngày thu hoạch, mã số lô, khối lượng, tên và địa chỉ khách hàng.

Lợi ích của Tiêu chuẩn VietGAP:
        - Tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao hơn, sản phẩm được công nhận theo tiêu chuẩn VietGAP được đánh giá cao, dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam và một số nước nhập khẩu. Làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm, an toàn hơn, bảo vệ người tiêu dùng trước nguy cơ thực phẩm không tốt tới sức khỏe.
         - Tiêu chuẩn VietGAP tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến và phânphối.
         - Sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP giúp tăng cường cho ngành chăn nuôi, trồng trọt bền vững, giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội.
         - Tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa 4 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và
nhà quản lý…
         -Khách hàng đã góp phần thay đổi thói quen sản xuất, cách suy nghĩ của nông dân
cũng như doanh nghiệp về sản xuất nông nghiệp bền vững theo Tiêu chuẩn VietGAP.
Lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu
Tiêu chuẩn VietGAP – có thật sự là tiêu chuẩn của thực phẩm sạch?
          Tiêu chuẩn VietGAP đã trở thành tiêu chuẩn định hướng cho các nhà sản xuất và đảm bảo sự an toàn cho các bà nội trợ và những người tiêu dùng. Mặc dù vậy, tiêu chuẩn VietGAP vẫn chưa được nhiều người tin tưởng. Người tiêu dùng vẫn còn rất hoang mang về các nhãn hàng được chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, vì gần đây đã xuất hiện không ít thông tin trên các phương tiện truyền thông về các hình thức đối phó của việc cấp giấy chứng nhận VietGAP.

          Mặt khác trong sản xuất còn thiếu chuỗi liên kết để kiểm tra và giám sát chất lượng, cho nên cho dù sản xuất nông nghiệp được tiến hành theo tiêu chuẩn VietGAP từ nhiều năm nay, nhưng vẫn không có sự đảm bảo về liều lượng hóa chất sử dụng trong sản xuất và các sản phẩm vẫn bị lẫn với sản xuất thông thường không VietGAP. Để khắc phục, nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ cho nông dân thực hiện chuỗi liên kết trong sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và xây dựng hệ thống kiểm soát chặt chẽ hơn từ đầu vào, quy trình, đầu ra của sản xuất.

         Hiện nay, một số nhà sản xuất đang chuyển hướng canh tác theo nông nghiệp hữu cơ, tự nhiên bền vững với tin tưởng rằng trong tương lai sẽ tạo ra các thực phẩm sạch thật sự, đảm bảo chất lượng và tốt hơn cho môi trường. Để tìm hiểu về nông nghiệp hữu cơ bạn có thể xem thêm tại đây.

         Vietgap đang là tiêu chuẩn an toàn cơ bản của những người sản xuất nông nghiệp nhưng nếu trồng theo tiêu chuẩn này, nông dân vẫn được phép sử dụng thuốc trừ sâu, hay các chất hóa học trong mức cho phép. Tuy nhiên việc này nếu không kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.



 Mọi nhu cầu hay thắc mắc liên quan đến chứng nhận VietGAP quý khách hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

 TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
                  
                     Liên hệ : Ms Trần Hiền -  0903505783

   Mail :tranhien.vietcert@gmail.com 

 Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng

  Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội

  Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh

  Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 

  Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 

  Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét