5 ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý KHI
TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM
Tự công bố sản phẩm thực phẩm |
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực
phẩm thực hiện tự công bố sản phẩm thực phẩm là Tổ chức, cá nhân đó tự công bố
sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng
hoặc trang thông tin điện tử của mình, hoặc niêm yết công khai tại trụ sở
(theo Mẫu hồ sơ TỰ CÔNG BỐ: mẫu số 01)
và gửi thông báo đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định.
TRÁCH NHIỆM THUỘC VỀ AI?
- Tự công bố sản phẩm trách nhiệm được chuyển
từ nhà nước sang Doanh nghiệp?
- Tự công bố sản phẩm thay thế công bố thực phẩm (Ngày 2-2-2018, Nghị định 15-2018/NĐ-CP) là một sự phát triển vượt bậc và giúp cho doanh nghiệp hoàn tất thủ tục pháp lý sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp mình một cách đễ dàng.
- Tuy nhiên, sự thay đổi đó còn là nỗi lo cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm bắt luật thực phẩm còn mơ hồ. Một số doanh nghiệp sử dụng công bố chất chất lượng sản phẩm do nhà nước cấp để làm công cụ bán hàng, thể hiện qua việc cơ quan chức năng của nhà nước đã xác nhận công bố và có số xác nhận công bố cụ thể nên khách hàng rất yên tâm. Khi chuyển qua hình thức tự công bố thì doanh nghiệp còn ngỡ ngàng và không biết kê khai như vậy là đúng hay sai, thanh tra hậu kiểm thì như thế nào, có đúng luật An toàn thực phẩm hay không?
- Tự công bố sản phẩm thay thế công bố thực phẩm (Ngày 2-2-2018, Nghị định 15-2018/NĐ-CP) là một sự phát triển vượt bậc và giúp cho doanh nghiệp hoàn tất thủ tục pháp lý sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp mình một cách đễ dàng.
- Tuy nhiên, sự thay đổi đó còn là nỗi lo cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm bắt luật thực phẩm còn mơ hồ. Một số doanh nghiệp sử dụng công bố chất chất lượng sản phẩm do nhà nước cấp để làm công cụ bán hàng, thể hiện qua việc cơ quan chức năng của nhà nước đã xác nhận công bố và có số xác nhận công bố cụ thể nên khách hàng rất yên tâm. Khi chuyển qua hình thức tự công bố thì doanh nghiệp còn ngỡ ngàng và không biết kê khai như vậy là đúng hay sai, thanh tra hậu kiểm thì như thế nào, có đúng luật An toàn thực phẩm hay không?
5 ĐIỀU DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý KHI
TỰ CÔNG BỐ SẢN PHẨM:
- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định.
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó.Đây là vấn đề Doanh nghiệp nên quan tâm vì: phải nắm bắt luật thực phẩm chắc chắn để kê khai hồ sơ tự công bố.Vì chúng ta phải tự chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình về tính an toàn của nó và phải đúng quy định hiện hành. Nếu không đúng: toàn bộ nhãn sẽ không được sử dụng tiếp, hàng hóa đã sản xuất rồi thì tùy vào mức độ để cơ quan nhà nước như: Quản lý thị trường, Thanh kiểm tra An Toàn Thực Phẩm, Môi trường … xử lý vi phạm theo luật định.
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận. Lưu ý: là chỉ đăng tải tên và tên sản phẩm trên trang thông tin điện tử.
- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.Lưu ý: thường chúng ta gặp trường hợp này nhiều nhất ở công dụng và quãng cáo, nên chuẩn bị tài liệu hợp lý cho việc Tự công bố sản phẩm.
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
CÁC RỦI RO:
- Thực phẩm không đạt yêu cầu thực phẩm nhập
khẩu.
- Tự công bố sản phẩm không tốn phí
- Sau khi hoàn tất việc xử lý đối với thực
phẩm không đạt yêu cầu nhập khẩu theo quyết định của cơ quan kiểm tra nhà nước,
chủ hàng có trách nhiệm báo cáo cơ quan kiểm tra nhà nước và cơ quan tiếp nhận
hồ sơ công bố một trong các giấy tờ sau:
- Chứng từ tái xuất đối với trường hợp áp dụng
hình thức tái xuất;
- Biên bản tiêu hủy có xác nhận của cơ quan
có thẩm quyền;
- Hợp đồng chuyển mục đích sử dụng giữa chủ
hàng với bên mua hoặc bên nhận chuyển nhượng lô hàng, mặt hàng. Bên mua hoặc nhận
chuyển nhượng lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu không được sử dụng
lô hàng, mặt hàng đó làm thực phẩm.
- Sau khi hoàn thành việc khắc phục lỗi của
sản phẩm, lỗi ghi nhãn, nếu muốn nhập khẩu vào Việt Nam, chủ hàng có trách nhiệm
thực hiện thủ tục đăng ký kiểm tra theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
- Trong trường hợp đã áp dụng các biện
pháp khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn mà lô hàng, mặt hàng vẫn không đạt
yêu cầu nhập khẩu thì phải áp dụng một trong các hình thức xử lý quy định tại
các điểm c và d khoản 3 Điều 55 Luật an toàn thực phẩm.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Liên hệ : Ms Trần Hiền - 0903505783
Liên hệ : Ms Trần Hiền - 0903505783
Mail :tranhien.vietcert@gmail.com
Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột
Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ
Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét