KHÁI NIỆM – ĐẶC
ĐIỂM VỀ LOGISTICS
Khái niệm về logistics
Logistics là một thuật ngữ rất rộng và thực tế đã có rất
nhiều định nghĩa khác nhau về Logistics và khó có thể khẳng định, định nghĩa
nào là đúng nhất. Nhưng đúc rút lại từ những nhận định đó, xin đưa ra một định
nghĩa được coi là đầy đủ nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa của hội
đồng quản lý Logistics của Hoa Kỳ ( LCM-Council of Logistics Management)
“Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hoá, dịch vụ và
những thông tin liên quan từ điểm suất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng
sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng”.
Tại Việt Nam, theo quy định của luật thương mại, tại mục
4, điều 233 quy định: dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương
nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển,
lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các giấy tờ khác, tư vấn khách hàng,
đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến
hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Đặc điểm về Logistics
Logistics là một quá trình: điều đó có nghĩa Logistics
không phải là một hoạt động riêng lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục,
liên quan mật thiết và tác động qua lại mật thiết với nhau, được thực hiện mộtcách khoa học và có hệ thống qua các bước: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản
lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện. Do đó Logistics xuyên suốt mọi
giai đoạn, từ giai đoạn đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng.
Logistics liên quan đến tất cả các nguồn tài nguyên các yếu
tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của ngườitiêu dùng. Nguồn tài nguyên không chỉ có vật tư, nhân lực mà còn bao gồm cả dịch
vụ, thông tin, bí quyết công nghệ.
Logistics tồn tại ở cả hai cấp độ: hoạch định và tổ chức.
Ở cấp độ thứ nhất, vấn đề đặt ra là phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm,
thành phẩm hay dịch vụ…ở đâu? Vào khi nào? Và vận chuyển chúng đi đâu?. Do vậy
tại đây xuất hiện vấn đề vị trí. Cấp độ thứ hai quan tâm tới việc làm thế nào để
đưa được nguồn tài nguyên, các yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây
chuyền cung ứng. Từ đây nẩy sinh vấn đề vận chuyển và lưu trữ.
----------------------------------------------------------
Vietcert- Chuyên chứng nhận chất lượng cho hàng nhập khẩu.
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ về :
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Ms Linh 0903 528 199
www.vietcert.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét